Bệnh khô vằn trên lúa

1. Giới thiệu chung

Bệnh Khô vằn (Rhizoctonia solani) là một trong những bệnh hại nguy hiểm trên lúa. Bệnh có thể gây tổn thất đến 25% năng suất. Ở các nước Đông Nam Á, trung bình hàng năm bệnh là nguyên nhân làm giảm 6% năng suất.

1.1 Triệu chứng

Vết bệnh mới đầu thường có hình ovan trên bẹ lá ở phần tiếp giáp với nước trong ruộng (H1, H2). Sau đó 2-3 ngày vết bệnh có màu xám trắng ở giữa, xung quanh là những đường màu nâu hoặc nâu tía. Kích thước vết bệnh 0.5-1cm (chiều rộng) và 1-3cm (chiều dài). Khi phát triển lên lá vết bệnh có những hình vằn vện không đều (H3, H4). Những vết bệnh bẹ lá và những lá lúa ở phía dưới thường tồn tại cho đến cuối giai đoạn sinh trưởng của cây. Sau khi bông lúa trổ thì bệnh cũng có thể xâm nhiễm và gây hại trên đó. Ở một vài giống nhiễm, bệnh có thể gây hại sớm trên các gióng. Sự xâm nhiễm và gây hại của bệnh trên các gióng (đốt) có thể gây ra hiện tượng nghẹn đòng (H5) hoặc làm cho bông lúa gẫy, đổ (H6).

1.2 Nguyên nhân

Bệnh gây hại bởi nấm Rhizoctonia solani. Nấm tồn tại trong đất một vài năm bởi các hạch nấm. Khi tiếp xúc với cây lúa, các sợi nấm được hình thành từ hạch này sẽ xâm nhập vào mô cây để gây hại. Sau một thời gian phát triển, từ các vết bệnh trên bẹ lá ở phía dưới hình thành các hạch nấm. Lúc đầu có màu trắng, nhỏ như những hạt sương. Sau chuyển màu sẫm. Khi khô, chúng rơi xuống hoàn thành một vòng đời. 

 Khác với các loài nấm bệnh hại khác trên cây lúa, nấm bệnh khô vằn có một vòng đời khác biệt vì nó không tạo thế hệ mới ngay trên cây chủ . Trên một cánh đồng nấm bệnh (với những sợi nhỏ, mảnh) có thể lan truyền bằng cách tiếp xúc giữa dảnh bị bệnh với một dảnh khỏe kề bên hoặc bằng những giọt nước trên bề mặt của cây lúa. Nấm bệnh cũng có thể truyền bệnh từ lá bị bệnh sang lá khỏe trên một dảnh lúa bằng con đường tiếp xúc trực tiếp này.

Các hạch nấm trắng nhỏ (H 7). Nấm bệnh khô vằn cũng có thể hại một số loài cây hòa thảo (ngô, cao lương) (H 8), cỏ dại với những triệu chứng tương tự. Bệnh cũng hại trên đậu tương (H 9).

1.3 Phát sinh gây hại

Bệnh thường xuất hiện vào cuối giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ. Đây là thời kỳ độ ẩm trong ruộng có thể đạt đến mức gần bão hòa (95-97%) do tán lá đã phủ kín mặt ruộng, ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp xuống phía dưới. 

Nhiệt độ tối thích cho bệnh phát triển khoảng 28-32oC. 

Lượng đạm tự do cao trong cây lúa cũng được coi là nguyên nhân trực tiếp giúp cho nấm bệnh phát triển.

Nhờ nước mà hạch nấm có thể lan truyền đi các vị trí khác nhau trên cánh đồng để gây hại. 

2. Biện pháp canh tác

Gieo trồng những giống chống bệnh. Tránh gieo, cấy với mật độ dày. Không bón phân tập trung (nhất là phân đạm). Sử dụng phân bón theo tình hình sinh trưởng, phát triển của cây lúa.

Thực hiện luân canh. Tuy nhiên, không luân canh với những cây trồng cạn cũng bị gây hại bởi nấm bệnh khô vằn.

3. Biện pháp thuốc BVTV

Bệnh khô vằn hại lúa có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác để phòng trừ hiệu quả nhưng trong giới hạn của Giải pháp này chúng tôi chỉ hướng dẫn sử dụng được một số loại thuốc.

Ghi chú:

Nếu các dịch hại xảy ra cùng lúc có thể kết hợp thuốc để giảm công phun.

Cùng với giải pháp này kính đề nghị quý khách căn cứ sự chỉ đạo của cơ quan BVTV địa phương để vận dụng tốt, đảm bảo hiệu quả cao với tiêu chí phòng là chính.

Nguồn: Nông dược Việt Nam

ĐẶT HÀNG ZALO