1. Giới thiệu chung
Bệnh thán thư trên thanh long là loại bệnh phổ biến gây hại ở tất cả các nước trồng thanh long như: Trung Quốc, Thái lan, Malaysia, Australia…. . Việt Nam là nước trồng nhiều thanh long nhất trên thế giới, bệnh thán thư gây hại ở tất cả các vùng trồng thanh long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và ở những địa phương có trồng thanh long của các tỉnh phía Bắc. Bệnh thán thư gây hại ngay trên đồng ruộng và trong quá trình vận chuyển và bán hàng. Bệnh làm giảm năng suất và chất lượng quả.
1.1. Triệu chứng
Bệnh gây hại ở tất cả các bộ phân trên cây thanh long, nhưng nguy hiểm nhất và phổ biến nhất là trên cành, hoa và quả thanh long.
Trên cành: thân cành bệnh có thể gây hại trên cành hoặc mép cành. Ở trên cành xuất hiện các vết đốm ban đầu mầu nâu, sau đó chuyển sang mầu xám bạc, các vết có thể liên kết với nhau. Trên mép cành bệnh cũng thường xuất hiện và gây ra hiện tượng khô mép cành và phần bị bệnh lan dần vào bên trong của cành. Giai đoạn cuối vết bệnh trên cành chuyển mầu xám trắng, trên vết bệnh thường quan sát thấy các hạt nhỏ li ti mầu đen.
Trên hoa: Bệnh gây hại ở bất cứu vị trí nào của nụ hoa, Trên nụ hoa vết bệnh ban đầu có mầu nâu nhạt, sau chuyển mầu nâu thẩm như bị thấm nước, bệnh làm cho nụ hoa bị biến màu nâu,biến dạng và sau đó rụng rất nhanh.
Trên quả: Trên đồng ruộng bệnh thường qua sát được trên quả ở giai đoạn 5 – 7 ngày trước thu hoạch. Vết bệnh chỉ là các đốm nhỏ, mầu hới nhạt hơn so với mầu của vỏ quả, vết bệnh hơi lõm xuống. Trong quá trình sơ chế, lưu kho, vận chuyển và bán hàng, các vết bệnh phát triển nhanh , đường kính vết bệnh thường lớn hơn 1 cm. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau thành các vết lớn hơn. Vết bệnh trên quả ở thời gian này lõm xuống rõ rệt. Trên vết bệnh xuất hiện các đường vòng đồng tâm, trên đường vòng đồng tâm có nhiều hạt nhỏ li ti mầu đen. Trong điều kiện ẩm có thể quan sát thấy một lớp sợi nấm mầu trắng mọc trên bề mặt vết bệnh.
1.2. Nguyên nhân
Bệnh thán thư trên thanh long được xác định do nấm Collectotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm này gây bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhaunhuw: xoài, sầu riêng, hồ tiêu,điều, nhãn, vải, ổi…Bào tử nấm có dạng hình hạt gạo, bên trong có các “giọt dầu” kích thước 12,5-15 x 4-5 µm.
Trên các vết bệnh người ta thường quan sát được các đĩa cành hình thành trên cả 2 mặt vết bệnh, đường kính 112-133 µm, và có các lông cứng xuất hiện. Lông cứng thường có màu nâu, mọc thẳng, không có hoặc có một vách ngăn, kích thước 32-38 x 4 µm.
1.3. Phát sinh gây hại
Nấm bệnh thường tồn tại trong tàn dư cây bệnh, trên các cành già của trụ thanh long và trên các cây trồng xung quanh ruộng thanh long như; xoài, sầu riêng, hồ tiêu,điều, nhãn, vải, ổi
Bệnh phát sinh và gây hại thuận lợi trong điều kiện nóng và ẩm. Đặc biệt trong quá trình vận chuyển ẩm độ cao trong bao bì rất thuận lợi cho bệnh gây hại nặng.
Trên đồng ruộng các trụ thanh long để nhiều cành, không được đốn tỉa bệnh cũng thường nặng hơn.
Ruộng thanh long bón nhiều phân đạm ở trước thu hoạch bệnh cũng nặng hơn trong quá trình thu hoạch, sơ chế, vận chuyển và bảo quản bán hàng.
Nấm gây bệnh lây lan qua gió và nước. Vùng trồng thanh long có nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm cao thuận lợi cho nấm ký sinh và gây bệnh trên cành và quả thanh long.
2. Biện pháp canh tác
Sau thu hoạch mỗi vụ quả nên tỉa bỏ các cành bị sâu bệnh, cành vô hiệu,…, thu gom và tiêu huỷ triệt để nguồn bệnh .
Trong quá trình chăm sóc cũng tiến hành cắt tỉa cành bị bệnh thán thư, kết hợp với tỉa bỏ cành bị bệnh đốm nâu (còn gọi là bệnh đốm trắng hay bệnh tắc kè…) để hạn chế nguồn bệnh.
Hạn chế bón quá nhiều phân đạm, đặc biệt ở giai đoạn cây mang quả.
Cần bảo quản quả thanh long đã thu hoạch ở nơi thoáng mát.
3. Biện pháp thuốc BVTV
Hiện nay các hoạt chất trừ bệnh thán thư có hiệu lực cao như: Difennoconazole, Carbendazime… đã được hạn chế sử dụng trên cây ăn quả, do vậy có thể sử dụng các thuốc có hoạt chất Flusilazole… để thay thế trên đồng ruộng.
Nấm gây bệnh thán thư trên thanh long có phổ ký chủ rất rộng, để phòng phòng chống bệnh có hiệu quả cần quản lý bệnh cả trên các cây trồng khác và trên diện rộng.
Sản phẩm: Kacie 250EC, Koromin 333EC, Kimono.apc 50WG, Tilgent 450SC.
Nguồn: Nông dược Việt Nam