1. Đặc điểm
– Hiện tượng xơ đen trên mít xảy ra vào mùa mưa, mùa khô có tỷ lệ thấp hơn.
– Hiện tượng xơ đen làm trái méo mó, giảm chất lượng nên giá bán thấp.
2. Nguyên nhân
– Do mưa nhiều nên hoa cái không thể nhận phấn.
– Do vi khuẩn và nấm xâm nhập qua vết thương hở trên cây và trái. Vi khuẩn xâm nhập vào trái theo nước mưa bằng hai con đường: qua nướm hoa cái mở ra nhận phấn xâm nhập vào trái, đi vào vòi nhụy và đến bầu noãn
và con đường thứ hai là giữa trái đơn có khoảng hở, vi khuẩn và nấm theo nước mưa đi vào. Nhưng tác nhân chính vẫn là vi khuẩn.
Tại đây, vi khuẩn phát triển và làm cho múi không thụ tinh được, hạt bị lép. Nếu khi vi khuẩn vào sau khi đã thụ tinh thì làm cho hạt non bị hư và chuyển thành màu đen.
Ngoài ra, còn một đường xâm nhập thứ 2 giúp vi khuẩn có thể đi vào trái là khe hở giữa các múi mít. Do hình dạng bên ngoài của mít lồi lõm nên vị trí lõm sẽ là nơi chứa nước mưa, có độ ẩm cao là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Bên cạnh đó, sâu đục trái và các loại sâu khác cũng là tác nhân trung gian tạo vết thương hở trên cây để vi khuẩn và nấm tấn công.
– Vườn cây rậm rạp, không có hệ thống thoát nước tốt.
– Thiếu Canxi.
3. Biện pháp khắc phục:
– Sử dụng miếng nylon làm mái che nước mưa lúc hoa cái chưa nhận phấn, các trái được che nước mưa thì tròn đều, hình dạng trái đẹp do được thụ phấn, thụ tinh hoàn toàn.
– Vườn trồng mít phải thoát nước tốt trong mùa mưa, chống xói mòn để đảm bảo độ phì cho đất, quanh vườn thông thoáng hạn chế sâu bệnh.
– Trồng theo mật độ phù hợp:
+ 5m x 6m ( khoảng 300 cây / ha ).
+ 5m x 8m ( khoảng 250 cây / ha ).
– Bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật cho từng thời điểm.
– Sử dụng thuốc có hoạt chất sau để phòng bệnh từ xa:
Sản phẩm tham khảo Linacin 40SL (Phun phòng)