
Công ty khởi nghiệp Braxin Adroit Robotics đã phát triển công nghệ đầu tiên trên thế giới có tên là LeafSense để giám sát 100% vườn cây có múi bằng cách sử dụng cảm biến thông minh. Công cụ này đánh giá hàng triệu trái cây riêng lẻ, phân tích tình trạng của cây, ước tính mức độ thu hoạch và phát hiện sâu bệnh, đặc biệt là bệnh vàng lá gân xanh (Greening) – bệnh hại cây có múi nguy hiểm nhất ở các nước nhiệt đới.
“Các cảm biến của chúng tôi ghi lại hình ảnh có độ phân giải cao với góc nhìn trực diện của cây, cũng như phân tích trái cây và từng cây riêng lẻ. Sau đó đưa ra phân tích chính xác về năng suất và sức khỏe của vườn cây ăn quả đó. Cảm biến này cũng xác định được giai đoạn phát triển của cây, số lượng và kích thước của quả, mật độ cây, khối lượng tán và quả trên mặt đất. Ngoài việc ước tính cây trồng, việc phát hiện sâu bệnh và kiểm đếm số cây hoàn toàn tự động. Angelo Gurzoni Jr., một đối tác sáng lập của Adroit Robotics, giải thích.
Các loại trái cây có múi là mặt hàng nông sản quan trọng ở Brazil. Nước này sản xuất cam lớn nhất thế giới, chiếm không dưới 80% lượng nước trái cây xuất khẩu trên thế giới.

Giải thích thêm về giải pháp mới, Gurzoni Jr. nói rằng LeafSense bao gồm các cảm biến và trí tuệ thông minh nhân tạo. Giải pháp này sẽ cho phép người trồng có được thông tin chi tiết nhanh chóng và khách quan về năng suất và sức khỏe của vườn cây của họ, Các dữ liệu sẽ được tự động phân tích.
“Sâu bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến người trồng cây ăn quả, nhất là người trồng cây có múi ở vùng khí hậu nóng. Ông nói thêm, việc giám sát các triệu chứng sâu và bệnh có thể được thực hiện thường xuyên hơn và bổ sung một cách khách quan hơn so việc điều tra truyền thống. Thông qua việc lập bản đồ các triệu chứng sẽ cho phép áp dụng một chiến lược rộng rãi và nhất quán.
Theo khuyến cáo của cơ quan bảo vệ thực vật Brazil, do các loại bệnh có khả năng phá hoại mạnh ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái thì nhiều cây có múi cần phải loại bỏ. Ví dụ, vi khuẩn gây bệnh greening làm cho cây non ngừng phát triển còn cây trưởng thành, trong quá trình phát triển sẽ bị rụng trái sớm.
“Việc quản lý dịch bệnh cần phải loại trừ cây bị bệnh. Điều này dẫn đến kịch bản có lúc cả nghìn cây ban đầu nhưng vẫn phải trồng lại với số lượng nhiều như vậy. Ngoài ra lại còn có nhiều người không thực hiện tiêu huỷ các cây bị bệnh. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Với cảm biến Adroit, chúng tôi có thể đạt được sự kiểm soát đó. Bằng phát hiện của cảm biến này, có thể chẩn đoán cây bị bệnh để tiến hành quét”. Pedro Luiz Fávero Filho, nhà nông học và Giám đốc nông nghiệp của Alfacitrus Group nhấn mạnh.
Nội dung từ: “Brazil develops world’s first smart sensor technology for citrus greening detection, control” (AgroNews, 23/2/2021).
Bài viết của Leonardo Gottems cho AgroPages
D.A.M