Nhiều người thường cảm thấy lo lắng khi phát hiện các bệnh thường gặp trên cây mía trong quá trình canh tác giống cây này. Cây sẽ bị mất chất dinh dưỡng dẫn đến không thể phát triển và mất năng suất khi thu hoạch. Nếu bạn chưa có đủ kiến thức về bệnh hại thì hãy xem bài viết sau đây của Bosix nhé.
Đặc tính cơ bản của các bệnh thường gặp trên cây mía
Bệnh than hại mía
Bệnh than là một trong các bệnh thường gặp trên cây mía có tác hại làm giảm năng suất cây trồng và xuất hiện ở hầu hết các vườn trồng mía. Những cây mắc bệnh thường trở nên còi cọc và bị uốn cong xuống. Bên trong có chứa các bào tử nấm và dần dần sẽ chuyển sang màu đen. Chúng có khả năng bung ra và bay theo gió, nước mưa và lây bệnh cho những cây mía khỏe mạnh khác.
Bào tử nấm luôn tồn tại trong đất và chờ đợi khi có điều kiện tốt nhất chúng sẽ phát triển để. Cây mía bị bệnh than bắt đầu sản sinh ra khá nhiều nhánh.
Bệnh đốm vòng trên cây mía
Bệnh đốm vòng thường phát triển trên cây chuối trong giai đoạn già ở cuối thời kỳ sinh trưởng của cây mía. Dấu hiệu thường gặp của bệnh chính là những chấm hình thoi hoặc hình bầu dục. Chúng có kích thước dao động từ 2-3 mm hoặc 5-10mm. Vết bệnh sẽ có màu xanh thẫm, màu nâu sau theo thời gian sẽ chuyển sang màu đỏ nâu và có viền vàng bao quanh.
Vết bệnh có thể phân bố không quy tắc và chúng hợp thành từng đám lớn, giữa vết bệnh khô sẽ chết và có thêm nhiều chấm đen. Nếu bạn không có biện pháp ngăn chặn thì rất nguy hiểm đến cả vườn mía.
Bệnh gỉ sắt trên cây mía
Bệnh gỉ sắt là một trong các bệnh thường gặp tập trung trên lá bánh tẻ và lá già của cây mía. Trên lá thì bệnh sẽ bắt đầu phát sinh từ ngoài và phát triển dần vào trong cây.
Bệnh có thể phát sinh ở cả 2 mặt lá với những đốm dài nhỏ màu vàng, theo thời gian thì vết bệnh sẽ có dạng hình trụ với màu nâu quýt. Những đốm nhỏ thường sẽ liên kết với nhau thành đám lớn gây ra hiện tượng làm lá cháy khô.
Bệnh thối đỏ thân trên cây mía
Giai đoạn mía cây đã lớn là thời điểm dễ bị nhiễm bệnh thối đỏ nhất, khi bạn chẻ dọc thân cây mía sẽ thấy các vệt đỏ nâu ở các mạch dẫn và có mùi rượu khó ngửi. Khi vết bệnh tồn tại theo thời gian thì vệt đỏ phát triển mạnh, cả đốt sẽ trở thành màu đỏ thẫm.
Vết bệnh phân tán dọc theo cây và nấu bị nặng nhìn bên ngoài bạn có thể thấy hình dáng cây mía màu đỏ vàng và hơi lõm xuống. Vị trí giữa các đốm bệnh đỏ có các đốm ngang màu trắng dễ nhìn thấy bằng mắt thường.
Bệnh thối ngọn trên cây mía
Lá non có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu quan sát bằng mắt thường thì bạn sẽ thấy là những đám màu trắng ở gốc lá non. Sau đó, chúng có thể phát triển thành đốm sọc nhỏ màu nâu và hợp lại thành vết to
Nếu bạn để cây bị hại nặng thì gốc phiến lá ngắn lại ngửi có mùi khó chịu và chạm vào sẽ dính bụi phấn màu hồng nhạt.
Biện pháp phòng trừ các bệnh thường gặp trên cây mía
Bệnh than trên cây mía
Để phòng bệnh than trên cây mía thì trước tiên bạn nên chọn giống kháng bệnh tốt thay vì các giống có sức đề kháng yếu. Bạn phải vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, làm đất kỹ trước khi cho giống vào trồng.
Bạn nên tiến hành vệ sinh và xử lý loại trừ mầm bệnh để hạn chế các vấn đề cây nhiễm bệnh nặng hơn. Trong quá trình canh tác thì bạn nên thường xuyên kiểm tra và tiến hành chặt bỏ các cây mía mắc bệnh ra khỏi ruộng. Bạn nên đốt chôn vùi sâu không để bệnh không lây lan sang các cây khỏe mạnh.
Bệnh đốm vòng
Vấn đề đầu tiên mà bạn phải quan tâm là nên chọn giống kháng bệnh cao để hạn chế bệnh hại. Bạn nên quan sát thường xuyên dấu hiệu của bệnh hại để định hướng cách phòng trừ bệnh hiệu quả.
Với bệnh đốm vòng thì bạn có thể chọn bổ sung các loại dinh dưỡng cần thiết để cây có sức đề kháng chống chịu bệnh hại. Điển hình là Bosix Pro1, Bosix Pro4, Bosix Pro6 chứa các chất dinh dưỡng giúp cây phát triển và chống bệnh vượt trội.
Bệnh gỉ sắt
Bạn nên chú ý bón đủ phân, cân đối và có chế độ chăm sóc kịp thời để mía tốt đều tăng sức chống bệnh hiệu quả. Nếu bệnh phát triển mạnh mẽ thì bạn nên dùng các loại thuốc đặc trị chuyên dụng. Bạn có thể sử dụng KOROMIN 333EC có chứa hoạt chất Difenoconazole và Hexaconazole giúp phòng trừ bệnh gỉ sắt hiệu quả.
Bệnh thối đỏ
Trong quá trình chọn giống thì bạn nên trồng giống kháng bệnh và phun thuốc trừ sâu đục thân mía là biện pháp hữu hiệu ngăn bệnh thối quả. Bạn có thể chọn Bosix Thia New Gold – Goldra 250WG có chứa Thiamethoxam giúp tiêu diệt sâu hại nhanh chóng.
Bệnh thối ngọn
Trong quá trình trồng cây thì bạn phải cắt và tiêu hủy các lá mắc bệnh, đặc biệt là trong thời kỳ mía vươn lóng. Bạn có thể trộn vôi bột vào đất để phòng bệnh và ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh.
Trên đây là một trong những thông tin cơ bản liên quan đến các bệnh thường gặp trên cây mía phổ biến nhất. Bạn muốn sử dụng thuốc hiệu quả và đúng nhất thì hãy gọi vào số 0963962066 hoặc 0332291088 để được nhân viên Bosix tư vấn nhé.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống các bệnh thường gặp trên cây mía tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm Bosix Pro1(20 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro-1-20kg-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm Bosix Pro4(10 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro4-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm Bosix Pro6(25 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro6-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm KOROMIN 333EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/koromin-333ec/
Xem ngay sản phẩm Bosix Thia New Gold – Goldra 250WG tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/thia-new-gold-100gr/