Các loại sâu hại trên cây bơ

Cây bơ rất dễ bị các loại sâu hại tấn công, ăn phá lá cây và cả quả. Nếu người trồng không biết cách phòng trị hiệu quả, vườn bơ sẽ bị suy giảm năng suất và chất lượng. Do đó, việc nắm rõ các biện pháp phòng trừ sâu hại trên cây bơ và đảm bảo thu hoạch được nông sản chất lượng cao.

Mọt đục cành

Mọt đục cành Euwallacea sp. là một loại sâu hại gây thiệt hại nghiêm trọng trên cây bơ và nhiều loại cây trồng khác. Mọt cái đục vào thân cành, tạo thành đường hầm và đẻ trứng. Mọt non tiếp tục đục khoét, sinh sôi và lây lan.

Đặc biệt, mọt đục cành Euwallacea sp. có ổ nấm cộng sinh “mycangia” trong cơ thể, như nấm Fusarium euwallaceae, Graphium euwallaceae, Acremonium pembeum. Mọt gieo nấm trong các đường hầm để làm thức ăn. Điều này khiến đường hầm bị ướt, chuyển màu đen. Nấm Fusarium sau đó lây lan sang phần mô khỏe, làm mạch gỗ chuyển màu nâu, đen, lá bị héo và gây chết cành, khô cây.

Để phòng trừ hiệu quả, cần thường xuyên kiểm tra vườn, vệ sinh, cắt tỉa cành thông thoáng. Khi phát hiện có mọt đục cành, dùng dây kẽm để soi lỗ đục, sau đó dùng bông nhúng vào thuốc trừ sâu rồi gắn vào đầu dây kẽm nhét vào lỗ đục. Tiếp đến dùng đất sét bịt lỗ đục để diệt mọt non trong thân cành. Ngoài ra, cần loại bỏ những thân cành bị hại nặng để tránh lây lan nấm bệnh. Phát triển hệ sinh thái cân bằng, hạn chế trồng độc canh và phun phòng nấm và sâu bọ định kỳ, đặc biệt là trước mùa mưa.

Bọ xít muỗi

Bọ xít muỗi là một loại sâu hại quan trọng trên cây bơ. Chúng chích hút vào lá non, khiến hoa khô và rụng; chích vào trái non, gây rụng trái; đồng thời làm cho trái già bị chai và nứt. Bọ xít trưởng thành gây hại nhiều hơn so với bọ xít non.

Bọ xít muỗi phát triển mạnh trong các vườn có độ ẩm cao và thiếu thông thoáng, đồng thời khi vườn mất cân bằng sinh thái, không có thiên địch kiểm soát.

Để phòng trừ bọ xít muỗi hiệu quả, cần sử dụng nấm xanh, nấm trắng để phun trừ. Phun phòng định kỳ và phun liên tục khi chúng xuất hiện với mật độ cao. Ngoài ra, cần cắt tỉa tạo tán vườn thông thoáng, tránh độ ẩm quá cao, tạo điều kiện cho các loài thiên địch như kiến đen, kiến vàng, bọ ngựa, nhện bắt mồi, ong ký sinh phát triển để kiểm soát mật số bọ xít muỗi.

Bón phân cân đối, hạn chế bón nhiều đạm vào thời điểm cây ra lộc và trái non. Tạo hệ sinh thái vườn cân bằng, tránh trồng độc canh cũng là biện pháp quan trọng để phòng trừ bọ xít muỗi.

Rệp sáp

Rệp sáp thường gây hại vào mùa khô, ẩn nấp tại các kẽ lá, kẽ cành, phần gốc rễ. Chúng chích hút nhựa cây, làm cho phần thân đó bị cạn kiệt dinh dưỡng và có thể dẫn đến chết cây.

Ngoài ra, rệp sáp còn có thể tấn công vào rễ, rất khó tiêu diệt. Trường hợp nặng có thể làm cây bị chết do rễ ngừng phát triển, hoặc bị các loại nấm rễ tấn công thông qua tổ và các vết chích hút của chúng. Rệp sáp phát triển mạnh khi trong vườn không có thiên địch, mất cân bằng sinh thái, có nhiều cây ký sinh chủ.

Để phòng trừ rệp sáp hiệu quả, cần sử dụng nấm xanh, nấm trắng phun phòng trừ định kỳ và phun liên tục khi chúng phát triển mật số cao. Cắt bỏ những cành, trái bị tấn công mạnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy.

Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của rệp sáp như bọ rùa, ong ký sinh. Thường xuyên thăm vườn để phát hiện và xử lý sớm. Bón phân cân đối, giữ ẩm cho vườn vào mùa khô. Trồng các loại cây thu hút thiên địch và xua đuổi rệp sáp cũng là biện pháp quan trọng.

Nhện ve

Nhện ve là một loài sâu hại nghiêm trọng trên cây bơ. Chúng sống và kiếm ăn trong các đốm trông như vết hoại tử xuất hiện dọc theo các gân chính ở mặt dưới của lá.

Nhện ve phát triển mạnh nhất vào mùa hè, khi nhiệt độ cao. Trong vườn có các cây trồng ký sinh chủ và không có thiên địch càng tạo điều kiện thuận lợi cho nhện ve gây hại.

Để phòng trừ nhện ve hiệu quả, cần thường xuyên thăm kiểm tra vườn để phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Sử dụng nấm xanh, nấm trắng phun xịt định kỳ và phun liên tục khi nhện xuất hiện với mật độ cao.

Sâu cuốn lá

Sâu cuốn lá (Gracilaria perciae) là một loại sâu hại quan trọng trên cây bơ. Bướm của chúng đẻ trứng trên lá non, khi trứng nở, sâu sẽ nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu cuốn lá ăn lá và gặm quả, gây thiệt hại đáng kể cho cây.

Sâu làm nhộng trong các tổ lá, khoảng 5-7 ngày sau, chúng sẽ vũ hóa thành bướm trưởng thành. Điều này khiến chúng tiếp tục gây hại liên tục.

Để phòng trừ sâu cuốn lá hiệu quả, cần sử dụng các loại thuốc có tính xông hơi hoặc nội hấp như Sairifos 585EC, Saliphos 35EC, Comda gold 5WG. Việc phun thuốc định kỳ và liên tục khi sâu xuất hiện với mật độ cao là cần thiết.

Ngoài ra, theo dõi sát sao vườn bơ, phát hiện và xử lý sớm các ổ sâu cũng là biện pháp quan trọng để kiểm soát dân số sâu cuốn lá.

Tham khảo phân bón hữu cơ:

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Pro1 – 5kg🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Pro2 – 20kg🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Pro3-0,25kg🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Pro4 – 10kg🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Pro5 – 1kg🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Pro6 – 25kg🔙

Tham khảo thuốc BVTV Hóa học. Thuốc bảo vệ thực vật hóa học:

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Siêu lớn trái – Bosix BIG🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Phân bón lá – Bosix FARM🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Phân bón lá – Bosix ONE🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Phân bón Bosix UPS- 25Kg🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Aba New🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Hexa Vil New🔙 

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Acemi🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Spinosad🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix trừ sâu phổ rộng🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix rầy rệp sáp🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Defen Pro🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜BOSIX PRO – 100ml🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Quinfen – 240ml🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix rầy, rệp sáp🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Trừ Sâu Rệp – 240ml🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Siêu Sạch Khuẩn – 240ml🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Fosynium Gold – 100gr🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Thia New Gold- 100gr🔙

Xem ngay sản phẩm tại đây. 🔜Bosix Pylagold New – 7,5ml🔙

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO