Các sâu bệnh hại trên cây hoa hồng và cách phòng trừ sâu hại

Khi bạn trồng cây hoa hồng thì cần phải chú ý các loại sâu bệnh hại trên cây để cây phát triển toàn diện. Bạn cần định hướng cách phòng trị bệnh để ngăn chặn sự phát tán của sâu hại. Bài viết sau đây của Bosix sẽ giúp bạn có được những kiến thức quan trọng về sâu hại chi tiết nhất.

Tìm hiểu về sâu bệnh hại trên cây hoa hồng

Rệp gây bệnh trên cây hoa hồng 

Sơ lược về rệp gây bệnh

Rệp là sâu bệnh hại trên cây hoa hồng có đến 3 chủng loại khác nhau, cụ thể bao gồm rệp sáp, rệp vảy và rệp vừng. Chúng sống thường sống thành bầy với số lượng thay đổi liên tục. Chúng sẽ thay phiên hút nhựa cây dẫn đến cây suy yếu và không thể phát triển được.

Triệu chứng

Rệp sáp sẽ tập hợp thành từng cụm màu trắng giống tơ bột xung quanh cây hoa hồng. Đối với rệp vảy nâu tụ lại thành những nốt vảy sần màu nâu trên thân cây. Nếu rệp vảy trắng và xanh nhạt thì sẽ tạo ra các vết có màu sắc giống màu nguyên bản của chúng. Rệp vừng có màu xanh lá bám vào phần chồi non hoặc đọt nhánh thành từng cụm.

Rệp

Bọ trĩ trên cây hoa hồng

Sơ lược về bọ trĩ

Bọ trĩ thường được gọi với tên quen thuộc là bù lạch, chúng sở hữu khả năng sinh sản rất nhanh. Khi chúng xuất hiện thì các cây hoa hồng trong vườn rất nhanh sẽ bị phá hoại nếu bạn không ngăn chặn kịp thời.

Triệu chứng

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ nên khó khăn trong việc phát hiện chúng bằng mắt thường. Bạn chỉ nhận diện được chúng thông qua biểu hiện trên cây như thân chồi và lá. 

Khi cây bị bọ trĩ tấn công thì lá sẽ bị biến dạng, xoăn tít lại bất thường. Đối với cây bị cụt đọt non hoặc lá nụ sẽ bị xăm hoặc đứt cánh. Hoa nở chậm hoặc không nở, đóa hoa khi nở thường sẽ không đều và bị méo một bên.

Bọ trĩ

Sâu trên cây hoa hồng

Sơ lược về sâu trên hoa hồng

Sâu là một trong những tác nhân gây bệnh trên cây hoa hồng và trở thành nỗi ám ảnh với các giống cây khác. Chúng thường gặp phá hoa nụ, chồi non làm cây không thể cho hoa. 

Triệu chứng

Cây bị sâu phá hoại thường có các lỗ lớn với nhiều mảng gặm nham nhở trên lá cây, hoa và nụ. Lá cây bị xoăn lại, cuộn tròn thành một vòng và xuất hiện các vết phân sâu dạng cục nhỏ màu xanh đen.

Sâu

Nhện đỏ trên cây hoa hồng

Sơ lược về nhện đỏ

Nhện đỏ có thêm tên khoa học là Tetranychus Urticae Koch, đây là loài rệp hút nhựa cây làm dinh dưỡng để sống. Chúng bám trên cây hoa hồng để chích hút nhựa từ cây để tồn tại.

Triệu chứng

Lá cây bị bạc màu, xuất hiện các đốm nhỏ li ti màu vàng khi cây bị nhện tấn công. Nếu các đốm nhỏ dày lên thì chúng sẽ làm cho lá cây chuyển sang màu vàng nhạt từng mảng lớn.

Nhện đỏ

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa hồng

Rệp gây hại 

Nếu mật độ rệp thưa thì bạn có thể dùng bàn chải cứng và cồn 90 độ xịt lên thân cây và chà mạnh bằng bàn chải để loại bỏ rệp. Đối với rệp sáp thì bạn có thể xịt nước mạnh và lấy tay tuốt để rửa trôi rệp.  Bạn nên thực hiện dọn dẹp sạch sẽ và tiêu huỷ các mầm cây bệnh ngay lập tức để tránh phát tán bệnh lần nữa.

Trường hợp mật độ rệp quá dày thì bạn nên sử dụng các loại thuốc hoá học chuyên để diệt rệp. Theo đó, bạn có thể tham khảo những sản phẩm sau đây: 

  • Bosix Pro Xacarb 300SC (15ml thuốc/ 16 lít nước)
  • KARATIMEC 54EC (18ml thuốc/ 16 – 18 lít nước)

Bọ trĩ

Bạn cần tiến hành loại bỏ những cành cây có dấu hiệu bị bệnh, nhiễm nấm trong thời gian sớm nhất. Bạn nên hạn chế bón phân, đặc biệt những chủng loại có hàm lượng đạm cao.

Sử dụng các loại thuốc diệt bọ trĩ để phun cho cây ngăn chặn sự phát triển và lây lan sang các cây khỏe mạnh, điển hình là:

  • Bosix Pylagold New (7,5ml thuốc/ 12 – 16 lít nước)
  • KARATIMEC 54EC (18ml thuốc/ 16 – 18 lít nước)

Sâu gây hại

Nếu bạn chỉ áp dụng phương pháp thủ công là bắt từng con một hoặc dùng thiên địch thì hiệu quả mang lại sẽ khá kém. Do đó, thuốc trừ sâu được xem là giải pháp nhanh chóng và tiện lợi để tiêu diệt sâu hại hiệu quả.

  • NAKAMURA 252EC ( 240ml thuốc/ 200 lít nước)
  • Bosix Karra New (20ml thuốc/ 8 – 20 lít nước)

Để an toàn cho người phun thuốc thì bạn cần sử dụng các loại đồ bảo hộ chất lượng. Kèm theo đó, bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khi phun thuốc trừ sâu mà nhà sản xuất khuyến cáo.

Nhện đỏ

Bạn phải thực hiện cắt hết tất các những lá hoặc cành bị nhện đỏ làm tổ và đem đi đốt để ngăn chặn chúng phát sinh. Bạn nên sử dụng các loại thuốc có thành phần Abamectin để tiêu diệt nhện đỏ. KARATIMEC 54EC có chứa Abamectin giúp nhện đỏ không thể quay lại hại cây trồng.

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến các loại sâu bệnh hại trên cây hoa hồng thường gặp nhất. Bạn nên liên hệ với Bosix để đặt hàng và phòng trừ sâu hại hiệu quả nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống sâu bệnh hại trên cây cà phê tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro Xacarb 300SC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/xacarb-300sc-100ml/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pylagold New – Pylagold 170SC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-pylagold-new-75ml-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm KARATIMEC 54EC – 240ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/karatimec-54ec-240ml/

Xem ngay sản phẩm NAKAMURA 252EC – 240ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/nakamura-252ec/

Xem ngay sản phẩm Bosix Kara New – Karatimec 54EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-karate-new-480ml-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm Bosix Ami-Top New – 90ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-ami-top-new-90ml/

Xem ngay sản phẩm KACIE 250EC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kacie-250ec-135ml/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO