Cách phòng trừ các bệnh thường gặp trên cây thanh long hiệu quả

Thanh long là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao trồng tại một số tỉnh thành như Tiền Giang, Bình Thuận, Long An,… và các tỉnh khác trong cả nước. Trong những năm gần đây, thanh long xuất hiện các loại bệnh làm ảnh hưởng tới năng suất và gây thiệt hại đến tinh tế của bà con. Trong bài viết này, Bosix sẽ liệt kê các bệnh thường gặp trên cây thanh long, để từ đó có biện pháp giải quyết triệt để bệnh hại và quản lý vườn thanh long hiệu quả hơn.

Các loại sâu bệnh hại trên cây thanh long thường gặp

Bệnh đốm nâu

Nguyên nhân: Nấm Gloeosporium agaves là tác nhân gây hại trên cây thanh long. Loại bệnh này phát triển mạnh và lây lan khi thời tiết ẩm ướt, độ ẩm cao, có nhiều sương mù.

Triệu chứng

Bào tử nấm sẽ nảy mầm trên bề mặt, trái, thân và cành thanh long. Sau đó, chúng xâm nhập vào bên trong mô gây tử hoại.

Trên thân cành: Xuất hiện các vết lõm màu trắng, sau đó vết bệnh sẽ nổi lên thành đốm tròn màu nâu. Khi bệnh trở nặng, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành cây thanh long sần sùi và bị thối khô thành từng mảng.

Trên trái: Xuất hiện nhiều vết bệnh giống như trên thân cành, những đốm đâu sẽ làm cho vỏ sần sùi và thối khô từng mảng. Khi bệnh nặng hơn có thể gây nám trái, gây ảnh hưởng tới giá trị kinh tế.

Bệnh đốm nâu

Biện pháp phòng trừ

Để có thể quản lý bệnh đốm nâu gây hại thanh long, bạn cần phải áp dụng các biện pháp như:

– Trồng giống sạch bệnh.

– Đối với vườn thanh long có tuổi đời trên 4 năm, bạn chỉ cần cắt tỉa bớt cành già tạo sự thông thoáng, làm giảm độ ẩm và khả năng lây lan bệnh.

– Cắt bỏ, tiêu hủy toàn bộ những cành và trái mang bệnh

– Không tưới nước vào buổi chiều tối. Tránh tạo điều kiện cho các bào tử nấm bệnh phát sinh, nảy mầm.

– Tăng cường bón các loại phân lân, phân hữu cơ hoai mục, kali và bổ sung các loại phân trung vi lượng định kỳ như magie, bo, silic, canxi,… Để tăng sức đề kháng cho cây. Lưu ý, không bón phân đạm và phun chất kích thích sinh trưởng khi cây đang mang bệnh.

– Thường xuyên thăm vườn và kiểm tra để có thể phát hiện sớm bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời.

– Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc TILGEN 450SC – 100ml; 13,5ml chứa các thành phần như: Azoxystrobin 270g/l, Difenoconazole 180g/l, Phụ gia đặc biệt 550g/l. Lưu ý: Bạn nên pha với liều lượng 13,5ml thuốc/bình 16 – 18 lít nước. Phun ướt đều các mặt cành khoảng 400 – 500 lít nước/ ha.

– Sử dụng thuốc BVTV: Gốc đồng (sau khi thu hoạch, sau khi cắt tỉa), Propineb, Azoxystrobin (nụ hoa, quả).

Bệnh nám cành

Nguyên nhân: Do nấm Macssonina agaves gây hại.

Triệu chứng

Bạn có thể thấy rằng bệnh nám cành sẽ xuất hiện lớp bột mỏng màu xám xanh phủ trên cành. Chúng làm giảm khả năng quang hợp của cây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất mùa vụ thanh long.

Bệnh nám cành

Biện pháp phòng trừ

– Trước tiên, bạn cần lựa chọn giống thanh long sạch và có nguồn gốc rõ ràng.

– Thường xuyên kiểm tra và chăm sóc, dọn dẹp vườn. Tiêu hủy hoàn toàn các tàn dư thực vật trong vườn.

– Đào rành để vườn thoát nước được tốt, nhất là vào mùa mưa. Tránh để tình trạng ngập úng nước trong vườn.

Bệnh thối đầu trái

– Phun thuốc ngừa nấm theo định kỳ để nấm không phát sinh trong vườn.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Erwinia Chrysanthemi gây bệnh.

Triệu chứng

Bệnh này thường làm thối trái hoặc trái chín sớm hơn tại vị trí bị bệnh nhẹ. Gây hại nghiêm trọng đối với thanh long ruột đỏ, đặc biệt là giai đoạn sau khi rút râu.

Bệnh thối đầu trái

Biện pháp phòng trừ

– Bạn cần phải thường xuyên thăm và chăm sóc, vệ sinh vườn sạch sẽ.

– Cắt tỉa và tiêu hủy toàn bộ những trái thanh long bị bệnh

– Tránh tưới nước lên trái khi trái còn nhỏ, nhất là lúc trời nắng nóng

– Phun các loại thuốc diệt nấm bệnh, thuốc diệt khuẩn theo định kỳ vào trước thời điểm hoa nở từ 1 – 2 ngày, sau khi rút râu.

– Sử dụng thuốc BVTV chứa các hoạt chất như: Streptomycin sulfate, Erythromycin + Streptomycin sulfate, Chitosan, Gentamicin sulfate + Oxytetracycline hydrochloride.

Bệnh thối rễ chết cành

Nguyên nhân: Do nấm Phytophthora sp., tuyến trùng Pratylenchus sp, Fusarium sp. và Meloidogyne sp. chính là những tác nhân gây ra bệnh thối rễ chết cành trên cây thanh long. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa, độ ẩm thấp.

Triệu chứng

– Cây phát triển kém và cành bị héo dạng mất nước, cụp xuống

– Khi cây mới nhiễm bệnh, bạn có thể thấy rằng ban đầu chỉ có một vài cành bị héo. Thế nhưng, sau đó toàn bộ cây bị héo vàng và cành khô, khi bệnh nặng còn có thể dẫn tới chết cây.

– Rễ cây thanh long bị thối từ rễ nhỏ và lan dần vào bên trong rễ lớn.

– Bên ngoài vỏ rễ có màu nâu và bên trong có các sọc nâu lan dần vào rễ cái. Khi cây thanh long bị nhiễm bệnh thì rễ thối và mất đi khả năng hấp thụ nước, dinh dưỡng.

Bệnh thối rễ chết cành

Biện pháp phòng trừ

Khi bạn nhận thấy các dấu hiệu trên thì cần dừng ngay việc sử dụng phân bón và các chất kích thích sinh trưởng.

Bệnh thối bẹ

Nguyên nhân: Tác nhân gây ra bệnh thối bẹ ở thanh long là do vi khuẩn Erwinia sp.

Triệu chứng

– Ban đầu, cây thanh long xuất hiện những vết có màu vàng và về sau chúng lan rộng, mọng nước gây thối phần thịt trên cành. Sau cùng, chỉ còn để lại xương cành.

– Bệnh thối bẹ thường bị tại vị trí chóp non của cành.

– Chúng thường phát sinh và phát triển mạnh mẽ vào mùa hè, nắng nóng gay gắt, khi nhiệt độ cao tới 34 độ C.

Bệnh thối bẹ

Biện pháp phòng trừ

– Bạn nên lựa chọn cây giống có nguồn gốc rõ ràng và không mang bệnh.

– Thường xuyên cắt tỉa và tiêu hủy toàn bộ cành bị bệnh. Đồng thời xử lý các vết cắt bằng các loại thuốc khử khuẩn.

– Bón cân đối các loại phân và bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục.

Bệnh thán thư

Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum sp. là tác nhân gây bệnh.

Triệu chứng

– Bệnh thán thư thường phát triển mạnh mẽ vào mùa khô, nóng ẩm và mưa nhiều. Tấn công ở nhiều bộ phận khác nhau trên cây từ hoa, cành tới trái.

Trên hoa xuất hiện những đốm đen nhỏ, khi bấm gây hại hoa sẽ bi khô có màu đen và rụng.

Trên cành nấm bệnh tấn công từ mép cành và lan dần vào bên trong. Có dạng tròn hoặc hình dạng bất định, màu nâu đậm ở giữa tâm có màu nâu đỏ.

Trên trái vết bệnh có hình dạng và màu sắc giống với vết bệnh ở trên cành, chỉ khác là có dạng lõm xuống.

Bệnh thán thư

Biện pháp phòng trừ

– Bạn hãy đắp mô cao và tạo thành rãnh thoát nước, tránh tình trạng nước ngập úng trong vườn.

– Khi hoa nở từ 2 – 3 ngày rút râu ngay lập tức

– Tiêu hủy triệt để các cành mang bệnh hoặc cành già không còn khả năng cho trái, để tạo độ thông thoáng cũng như hạn chế nấm bệnh lây lan trong vườn.

– Các loại phân bón, bạn nên bón cân đối và hợp lý. Bón nhiều các loại hữu cơ hoai mục để cây phát triển, sinh trưởng tốt hơn.

– Để điều trị triệt để bệnh thán thư bạn có thể sử dụng thuốc FUJIVIL 360SC – 100ml bao gồm các thành phần: Azoxystrobin, Hexaconazole và phụ gia đặc biệt. Sử dụng liều lượng khoảng 240ml thuốc/ với 300 – 400 lít nước. Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.

– Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thuốc BVTV: Gốc đồng (sau khi thu hoạch, sau khi cắt tỉa), Propineb, Azoxystrobin (nụ hoa, quả).

Bosix vừa liệt kê các bệnh hại thường gặp trên cây thanh long. Bạn đọc có thể tham khảo về cách phòng trừ bệnh để có thể ngăn ngừa bệnh hại tấn công đến cây thanh long làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất vườn nhà.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống các bệnh gây hại ở cây thanh long tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc-135ml/

Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc/

Xem ngay sản phẩm FUJIVIL 360SC – 100ml FUJIVIL 360SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/fujivil-360sc/

Xem ngay sản phẩm Bosix Ami – Top New – Tilgent 450SC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-amitatoc-new-240ml/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro1(20 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro-1-20kg-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm (Hàng đặt trước) PBL – Bosix UPS- 1Kg tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/pbl-bosix-ups-1kg/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO