Cập nhật đặc điểm và cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chuối

Sâu bệnh hại trên cây chuối thường được nhiều người đánh giá khó khắc phục triệt để nếu không chọn đúng phương pháp. Bạn cần phải nghiên cứu kỹ từng đặc tính của sâu hại để đưa ra cách khắc phục sâu hại hiệu quả. Bạn có thể xem qua các gợi ý xử lý từ Bosix dưới đây để hiểu rõ nhé. 

Đặc tính của các sâu bệnh hại trên cây chuối

Sâu đục thân trên cây chuối

Sâu đục thân là một trong các loại sâu bệnh hại trên cây chuối thường gặp nhất, Sâu non thường tồn tại trong cây chuối để đục tiết ra chất nhầy màu vàng đục. Khi chúng trưởng thành đẻ trứng mỗi năm một lứa vào tháng 3,4 và có thể sống tới 9 tháng mỗi năm. Khi bị sâu phá hại thì thân cây có thể thối và lá chuyển vàng, đôi khi có buồng gãy gục ngang thân hoặc quả lép không thể phát triển được.

Sâu đục thân

Sâu gặm quả 

Vỏ quả bị sâu hại và tấn công thường xuất hiện vết sần sùi 1-2 cm, đôi khi liên kết với nhau thành từng đám gây mất thẩm mỹ cho quả. Các loại sâu trưởng thành sẽ xuất hiện từ đầu tháng 3 và bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ cuối tháng 3.

Sâu gặm quả 

Bọ trĩ trên cây chuối

Bọ trĩ thường sẽ tập trung ở các lá bắc để chích hút các trái non, làm vỏ quả có những chấm màu nâu đen khó bán ra thị trường. Chúng sẽ tấn công rễ làm vỡ vách tế bào nhằm cản trở quá trình rễ hút dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến cây sinh trưởng kém dẫn đến nải nhỏ, quả lép, rễ có các vết u và bị thối đen. Hầu hết những quả chuối bị tấn công bởi bọ trĩ thường không còn nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ làm giảm năng suất của nhà vườn.

Bọ trĩ

Rệp muội hoặc rầy mềm 

Các loài rầy thường có kích thước rất nhỏ với độ dài khoảng trên 1mm, màu nâu đen, có cánh hoặc không cánh. Chúng thường tập trung trong những bẹ lá già gần mặt đất với mật độ cao, rệp bám cả trên ngọn chuối và cây chuối con. Mục đích của chúng là chích hút nhựa làm ảnh hưởng đến cây chuối và truyền bệnh virus. 

Theo nghiên cứu thì vòng đời rệp rất ngắn, chúng thường sống trung bình chỉ 10 đến 13 ngày.  Khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sinh trưởng khá nhanh và bạn có thể quan sát bằng mắt thường dễ dàng. Đây là sâu bệnh hại trên cây chuối khá phổ biến mà nhiều người vẫn thường lo lắng khi chúng xuất hiện.

Rệp muội hoặc rầy mềm 

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây chuối

Sâu đục thân

Khi chọn giống thì bạn không lấy giống ở những vườn chuối đang bị sâu gây hại và hạn chế  chất đóng giống chuối qua đêm trước trồng. Bạn nên dành thời gian để thu gom những bẹ lá, cuống lá bị thối, khô, dọn sạch lá già và cỏ rác trong vườn. Theo thời gian nhất định thì bạn cần tỉa bỏ những cây con dư thừa để tăng sự thông thoáng cho vườn chuối.

Sau khi bạn thu hoạch buồng cần phải chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết cả phần củ rồi đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.

Khi cần áp dụng thuốc BVTV thì bạn có thể tham khảo qua các loại thuốc của Bosix để tăng hiệu quả diệt sâu hại, bạn nên phun ngay khi phát hiện có sâu hại:

  • Bosix trừ sâu rệp – Wofatac 350EC (240ml thuốc/phuy 200 lít nước)
  • Pylagold 170SC (200ml/ha/400 lít nước)

Sâu gặm quả

Bạn nên thường xuyên thực hiện vệ sinh đồng ruộng và tiến hành bao buồng quả để ngăn chặn sự tấn công của sâu. Kèm theo đó, bạn có thể áp dụng thêm các loại thuốc phòng trừ sâu hại để chúng không thể lây lan qua các cây khỏe mạnh khác.

Bọ trĩ 

Bạn cần phải khỏi sự tấn công của bọ trĩ thì cần phải cắt bỏ và tiêu huỷ các bộ phận cây bị nhiễm bọ trĩ, mục đích để giảm quần thể của bọ trĩ bám vào cây chuối.

Bạn kết hợp sử dụng các tác nhân sinh học, điển hình là vi khuẩn Bacillus thuringiensis hoặc nấm Beauveria bassiana. Đây đều là những sinh vật có thể kiểm soát bọ trĩ nhanh chóng. 

Thường xuyên thăm vườn để loại bỏ các cây chuối bị nhiễm bệnh, cỏ dại và các bộ phận không khỏe mạnh. Điều này sẽ hỗ trợ giảm nguồn cung cấp thức ăn cho bọ trĩ.

Sử dụng thuốc trừ sâu có khả năng đặc trị bọ trĩ để bảo vệ cây chuối để tránh sự phá hoại nặng nề. Bạn có thể chọn GOLDRA 250WG chứa các hoạt chất là Thiamethoxam và Acetamiprid giúp tiêu diệt bỏ trĩ hiệu quả. Liều lượng khuyên dùng là 350g/ha/400 lít nước, định mức 1050kg/1000 ha và phun 3 lần.

Rệp muội hoặc rầy mềm

Bạn nên đảm bảo vườn sạch sẽ thông thoáng và thu gom các lá già để tiêu hủy, không tủ vào gốc. Trường hợp bệnh quá nặng thì bạn phải phá bỏ trồng cây khác trong 1 năm, sau đó mới trồng lại chuối được.

Nếu rệp tấn công vườn chuối nhiều thì bạn nên dùng các loại thuốc đặc trị để tiêu diệt chúng. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây để chọn lựa áp dụng phòng trừ rệp cho cây chuối:

  • MATOKO 50WG (400g/ha/400 lít nước)
  • SACHRAY 200WP (15gr thuốc/ 16 – 18 lít nước)

Bên trên là những thông tin chi tiết liên quan đến cách phòng trị sâu bệnh hại trên cây chuối hiệu quả. Bạn muốn mua sản phẩm thì hãy liên hệ với Bosix theo số 0963962066 để được tư vấn cụ thể nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống sâu bệnh hại trên cây chuối tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm Bosix trừ sâu rệp – Wofatac 350EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tru-sau-rep-100ml/

Xem ngay sản phẩm PYLAGOLD 170SC – 7,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/pylagold-170sc-75ml/

Xem ngay sản phẩm MATOKO 50WG – 35gr tại đa·https://bosix.com.vn/san-pham/matoko-50wg-35gr/

Xem ngay sản phẩm SACHRAY 200WP – 15gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/sachray-200wp/

Xem ngay sản phẩm KACIE 250EC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kacie-250ec-135ml/

Xem ngay sản phẩm KIMONO.APC 50WG – 12,6gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kimono-apc-50wg-126gr/

Xem ngay sản phẩm KACIE 250EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kacie-250ec/

Xem ngay sản phẩm KOROMIN 333EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/koromin-333ec/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO