Cập nhật tình hình sâu bệnh hại trên cây và cách khắc phục bệnh

Muốn cây cà phê đạt năng suất và thu được hạt chất lượng thì cần phải khắc phục sâu bệnh hại trên cây hiệu quả. Để làm được điều này ngoài kiến thức chuyên môn thì cần có sự hỗ trợ của các loại thuốc đặc trị sâu hại. Bosix sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này trong bài viết sau đây nhé.

Một số loại sâu bệnh hại trên cây cà phê thường gặp

Sâu đục thân và đục cành

Sâu đục thân sẽ tấn công cây cà phê và đục một lỗ nhỏ trên thân cành cây để tiến hành chui vào bên trong. Chúng sẽ bắt đầu phát triển thành một lỗ rỗng lớn khiến thân cây, điều này làm cây không thể hấp thu chất dinh dưỡng.

Sâu đục thân là một trong số sâu bệnh hại trên cây cà phê thường phát triển mạnh vào các tháng mùa khô. Thời điểm chúng bắt đầu phá hại mạnh mẽ là từ tháng 9 – 10 và tháng 12 và tháng 1 năm sau.

Sâu đục thân và đục cành

Rệp sáp trên cây cà phê

Rệp sáp được các chuyên gia đánh giá là sâu bệnh hại trên cây cà phê thường gặp nhất. Chúng có thể gây hại cây trồng trên diện rộng từ giai đoạn kiến thiết cơ bản cho đến giai đoạn kinh doanh. 

Rệp sáp xuất hiện quanh năm, chúng gây hại trên nhiều bộ phận của cây thân, lá, cành, quả… Tác động của rệp sáp chủ yếu là hút chất dinh dưỡng của hoa, quả non nên cây thường mất đi khả năng đậu quả.

Rệp sáp

Ve sầu trên cây cà phê

Ve sầu thuộc danh sách các loài côn trùng chích hút, chúng có 3 giai đoạn phát triển là trứng, sâu non và trưởng thành. Khi trứng nở rơi xuống đất, ngay lập tức chúng chui ngay vào trong đất và tìm đến rễ cây để chích hút nhựa. 

Nguồn thức ăn chính của ve sầu là dịch nhựa được hút từ rễ cây nên chúng thường sống bám theo hệ thống của rễ cây. Trường hợp ve sầu di chuyển sâu xuống đất thì có thể dẫn đến làm đứt rễ tơ. 

Ve sầu

Mọt đục quả trên cây cà phê

Mọt đục quả thường sẽ gây hại nặng nhất trong giai đoạn quả già và trong một số điều kiện chúng có thể sống trên cả quả khô. Thành trùng là bọ cánh cứng nhỏ, có ngoại hình màu nâu hoặc đen với kích thước từ 2,5mm đến 4mm. 

Thành trùng đục quả sẽ bắt đầu chui vào nhân, chúng tiến hành đục phôi nhũ tạo thành rãnh nhỏ và đẻ trứng bên trong. Sâu non muốn tồn tại sẽ ăn phôi nhũ hạt, chúng sống trong các quả chín, đặc biệt là quả khô trên cây hoặc rụng dưới đất.

Mọt đục quả

Biện pháp sâu bệnh hại trên cây cà phê

Sâu đục thân

Bạn nên trồng các cây che bóng tán rộng, giảm cường độ chiếu sáng vào vườn cây. Thường xuyên cắt tỉa cành tạo tán cân đối, làm sao cho phần thân cành được che phủ từ trên xuống dưới là được.

Bạn quan sát tỉ mỉ và nhanh chóng cắt bỏ phần thân, cành đã bị sâu tấn công.  Những phần thân, cành bị sâu phá hoại thì bạn cần tiêu hủy sớm nhất để chúng không lây lan qua các cây khỏe mạnh. Bạn có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc trừ sâu đục quả trên cây cà phê như DAISUKE 250EC -22.5ml, CARBATOC 50EC – 15ml.

Rệp sáp

Bạn nên thường xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ quanh gốc cây để kiến không trú ngụ và lây lan trứng qua các cây khác. Bạn tiến hành cắt tỉa cành cây để tạo thông thoáng và cắt bỏ những cành bị gây hại nặng mang đi tiêu hủy trong thời gian sớm nhất.

Bạn nên chọn giống có năng suất cao, sinh trưởng khỏe và kháng tốt với sâu bệnh. Đồng thời, bạn sẽ kết hợp với chế độ bón phân cân đối hợp lý để bón quanh gốc. Điều này giúp bạn tạo ra bộ rễ ra mạnh mẽ, có sức chống chịu rệp sáp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo qua các sản phẩm phân bón và thuốc trừ sâu sau đây:

  • Bosix Pro5 (50-100gr/gốc, tùy cây lớn nhỏ)
  • Bosix trừ rầy rệp – Actatoc 200WP (200gr thuốc/phuy 200 lít nước)
  • Bosix Quinfen – Naldaphos 350EC (240ml thuốc/phuy 200 lít nước)
  • Bosix Thia New Gold – Goldra 250WG (81gr thuốc/ 120 – 160 lít nước)

Ve sầu

Bạn cần chăm sóc cây cà phê đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng khỏe mạnh với bộ rễ phát triển tối ưu. Sau khi thu hoạch thì bạn cần thực hiện cào lá, dọn bồn sạch sẽ để ve sầu không thể phát triển. Không nên tiêu diệt các loài thiên địch, quan sát ấu trùng để áp dụng thuốc phòng trừ hiệu quả. 

Mọt đục quả

Bạn nên dành thời gian để vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch thông qua việc thu gom các quả khô và chín còn sót lại ở trên cây và kể cả dưới đất. Đối với quả chín trên cây thì bạn có thể hái bất cứ lúc nào để hạn chế tác hại và sự lây lan của chúng.

Bạn cần quan sát vườn để phát hiện dấu hiệu của mọt để định hướng cách phòng trị hiệu quả. Trường hợp mọt đục quả phá hoại nặng nhiều thì có thể dùng thuốc hóa học để phun cho vườn cây cà phê.

Bên trên là những thông tin chi tiết về sâu bệnh hại trên cây cà phê mà bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể liên hệ với Bosix theo số 0963962066 để được tư vấn thêm các sản phẩm đặc trị sâu hại nhé. 

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống sâu hại trên cây cà phê tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm DAISUKE 250EC -22.5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/daisuke-250ec-2/

Xem ngay sản phẩm CARBATOC 50EC – 15ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/carbatoc-50ec-2/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro5(1 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro5-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm Bosix trừ rầy rệp – Actatoc 200WP tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tru-ray-rep-100gr/

Xem ngay sản phẩm Bosix Quinfen – Naldaphos 350EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-quinfen-naldaphos-350ec/

Xem ngay sản phẩm Bosix Thia New Gold – Goldra 250WG tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/thia-new-gold-100gr/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *