CÂY BẦU BÍ

DỊCH HẠI

RUỒI ĐỤC LÁ

Ruồi đục lá (Liriomyza Sativaza Blanchard) là loài đa thực, phổ ký chủ rộng, gây hại nhiều loài cây trồng. Ruồi đục lá đục ăn mô lá làm giảm khả năng quang hợp, làm cho cây cằn vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm đẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra vết thương của lá giòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sâm nhập phát sinh và phát triển gây hại làm rụng lá, chết cây. Sự gây hại của chúng rất nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả kinh tế trong trồng nên ta phải tìm biện pháp thích hợp để phòng chống chúng vì việc nghiên cứu về các đặc điểm của loài ruồi đục lá rất cần thiết.

XEM CHI TIẾT

BỆNH KHẢM LÁ

Bệnh phát sinh gây hại quanh năm, nặng trong mùa nắng nóng và nhẹ trong mùa mưa.

– Bệnh này được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe bởi nhóm côn trùng chích hút như bù lạch và rệp dưa. Điều kiện khô và nóng sẽ là môi trường thuận lợi cho nhóm côn trùng chích hút phát triển gây hại cho cây trồng.

– Bệnh lây lan qua côn trùng chích hút như bọ trĩ, rầy mềm, bọ phấn…; qua cơ giới như dụng cụ lao động, qua hạt giống.

XEM CHI TIẾT

SÂU ĂN LÁ DƯA

Sâu ăn lá dưa Diaphania indica: thường có mật độ cao khi cây sinh trưởng tốt sau trồng 25-30 ngày, chúng hại búp, lá non. 

Sâu non thường sống ở đọt và mặt dưới lá non, sâu non thường cuốn lá hoặc kết những lá lại với nhau và nằm bên trong ăn phá. Ở mật độ cao sâu chúng ăn phá xơ xác lá chỉ còn lại gân lá. Sâu phát sinh gây hại từ khi cây còn nhỏ đến khi có trái, nhiều nhất là khi cây bắt đầu ra hoa và có trái non, sâu cạp vỏ trái làm trái xấu xí, mất giá trị thương phẩm.

XEM CHI TIẾT

RỆP

Rệp Aphis craccivora Koch: Chúng thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết khô hanh, hạn hán. Mật độ thường tăng rất nhanh do chúng đẻ ra con, trong năm thường gây hại nặng vào các tháng 3-5 và 9-11 trong năm.

Rệp đậu, rầy mềm thường thấy bu thành đám quanh đọt hoặc bông và trái non để chích hút làm cho đọt bị quắn, bông bị rụng và trái bị lép. 

XEM CHI TIẾT

BỌ TRĨ

 Bọ trĩ di chuyển rất nhanh, thường ở dưới mặt lá non, chích hút nhựa lá làm lá bị vàng, cây cằn cổi, kém phát triển, ngoài ra còn có khả năng truyền bệnh virus cho cây.

 Trưởng thành và bọ non chích hút nhựa làm đọt và lá non xoăn lại, khi mật độ cao làm lá vàng, cây chùn đọt, sinh trưởng phát triển kém.

 Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có tính kháng thuốc cao. Gặp điều kiện thích hợp, bọ trĩ phát triển rất nhanh, dễ gây thành dịch, ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng, mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.

XEM CHI TIẾT

BỆNH HÉO XANH VI KHUẨN

Bệnh héo xanh do vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas solanacearum Smith gây ra, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. Đây là loài kí sinh đa thực, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Loài vi khuẩn này có nhiều chủng và nòi; chúng tồn tại trong tự nhiên trên các cây kí chủ khác nhau, do vậy nguồn bệnh lúc nào cũng có.

Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.

XEM CHI TIẾT

BỆNH GIẢ SƯƠNG MAI

Bệnh phát sinh nặng trong điều kiện nhiệt độ dưới 200C ẩm độ không khí cao. Gây hại cả thân, lá và thường gây hại nặng trên dưa chuột vụ thu đông và xuân hè sớm.

Bệnh hại chủ yếu trên lá. Đốm bệnh lúc đầu nhỏ, màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu vàng. Đốm bệnh có hình góc cạnh. Khi gặp ẩm độ cao, ngay vết bệnh ở mặt dưới của lá có xuất hiện một lớp phấn màu tím đỏ, đây là bào tử của nấm bệnh. Các vết bệnh liên kết lại thành những vùng màu nâu nhạt. Cây bị bệnh nặng cho năng suất và chất lượng trái kém, có thể cây bị chết.

XEM CHI TIẾT

BỆNH PHẤN TRẮNG

Bệnh gây hại trên lá, thân, cành và gây hại ngay từ thời kỳ cây con.

Ban đầu bệnh xuất hiện những đốm nhỏ xanh vàng (vàng lợt) trên lá và thân, bao phủ một lớp nấm xám dày đặc như bột phấn (thấy rõ hình thành các đám bào tử trắng) sau đó bao phủ hết cả phiến lá. Lá bị bệnh chuyển từ màu xanh sang vàng, nâu, lá bị khô cháy và dễ rụng. Lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cành, hoa làm hoa khô rụng và chết.

XEM CHI TIẾT

THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

SÂU ĂN LÁ DƯA
XEM CHI TIẾT

Carbatoc 50EC là thuốc trừ sâu kết hợp 2 hoạt chất sinh học và hóa học có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, xua đuổi. Thuốc tiêu diệt nhanh chóng và hiệu quả nhiều loại sâu hại trên cây trồng.

Hướng dẫn sử dụng

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ, sâu năn (muỗi hành)

Pha 15ml thuốc / 12 – 16 lít nước

Phun 400 – 500 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.Phun khi sâu tuổi nhỏ.

Rau màu

Sâu tơ, dòi đục lá, sâu xanh da láng

Pha 15ml thuốc/ 12 – 16 lít nước

Phun 600 – 800 lít nước/ ha. Ướt đều mặt lá

Cây ăn quả

Sâu vẽ bùa, sâu róm, sâu đo, bọ cánh cứng

Pha 240ml thuốc/ 160 – 180 lít nước.

Phun 800 – 1200 lít nước/ ha. Ướt đều mặt lá

Cà phê, chè

Bọ xít muỗi, sâu róm, bọ trĩ

Pha 240ml thuốc/ 160 – 180 lít nước.

Phun 800 – 1000 lít nước/ ha

Lưu ý

– Thuốc an toàn với cây trồng cả những giai đoạn mẫn cảm.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 7 ngày

RẦY, RỆP, BỌ TRĨ, RUỒI VÀNG
-11%
100,000
XEM CHI TIẾT

Goldra 250WG được hỗn hợp bởi hai hoạt chất trừ rầy – rệp mới nhất hiện nay. Thuốc nội hấp nhanh qua bề mặt lá và vận chuyển khắp trong cây. Rầy – rệp chích hút nhựa cây có thuốc sẽ ngừng ăn và chết sạch sau 3 – 5 ngày phun

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Rầy nâu

Pha 2,5 – 4,5gr/ bình12 – 16 lít nước.

Phun 400 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá, không cần rẽ l úa.

Phun khi rầy cám ra rộ.

Mía

Rệp bông xơ

Pha 12,6gr thuốc/ bình 16 – 18 lít nước. Phun 30 bình/ ha.

Hoặc pha 18,9gr thuốc (1,5 gói 12,6gr)/ bình 25 lít. Phun 20 bình/ ha.

Sử dụng tốt nhất từ 15/8 – 10/10.

Phun lướt nhẹ mặt trên lá.

Cây có múi

Ruồi đục quả

Pha 81gr thuốc/ 120 – 160 lít nước. 

Phun 800 – 1200 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Lưu ý

– Không sử dụng thuốc khi lúa trỗ và sau 10/10 đối với mía.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 7 ngày

BỆNH PHẤN TRẮNG
-17%
125,000
XEM CHI TIẾT

Kacie 250EC là thuốc trừ nấm phổ rộng có tác dụng lưu dẫn cực mạnh, hiệu lực tức thời và kéo dài. Thuốc được hấp thụ và vận chuyển nhanh chóng đến các bộ phận của cây, kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol ở màng tế bào làm cho sợi nấm ngừng phát triển.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Lem lép hạt

Pha 13,5ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước.

Phun 400 – 500 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Rau màu

Thán thư, phấn trắng, đốm lá

Pha 13,5ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước

Phun 600 – 800 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Cây nhãn, vải

Thán thư, chảy mực

Pha 100ml thuốc/ 120 – 160 lít nước

Phun 800 – 1200 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Cây có múi

Ghẻ sẹo

Pha 100ml thuốc/ 160 – 180 lít nước

Phun khi bệnh chớm xuất hiện

Phun ướt đều mặt lá

Phun phòng khi cây có lộc non 1 – 3 cm

Lưu ý

– Không sử dụng thuốc khi lúa trỗ và sau 10/10 đối với mía.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 7 ngày

BỆNH GIẢ SƯƠNG MAI
-20%
140,000
XEM CHI TIẾT

Thuốc có phổ tác động rộng, có thể phòng trừ được nhiều nấm bệnh, trên nhiều loại cây trồng. Đáng chú ý như bệnh sương mai, mốc xám, phấn trắng. Thuốc xâm nhập nhanh vào lá, di chuyển nhanh trong cây, đến mọi bộ phận của cây, nên chống được mưa rửa trôi và kéo dài hiệu lực của thuốc. Kimono.apc 50WG có tác dụng bảo vệ tuyệt vời và diệt trừ hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Vàng lá, lem lép hạt.

Pha 12,6gr thuốc/ 20 – 25 lít nước.

Phun 400 – 500 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Rau, hoa

Sương mai, mốc xám, phấn trắng,thán thư, chết cây con.

Pha 50gr thuốc/ 100 – 120 lít nước.

Phun 600 – 800 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Cây ăn trái, công nghiệp

Sương mai, phấn trắng, thán thư, chết nhanh, nứt thân chảy nhựa

Pha 50gr thuốc/ 120 – 160 lít nước.

Phun 800 – 1200 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Lưu ý

– Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện.

– Phun phòng bệnh ở các giai đoạn mẫn cảm của cây, trước các đợt mưa bão dài hoặc sau các lần bón phân.

– Khi bệnh có triệu chứng phát triển phải ngưng ngay việc bón đạm.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 10 ngày

SẢN PHẨM CÂY TRỒNG KHÁC

MỘT SỐ NHÀ VƯỜN ÁP DỤNG

Sau thời gian phun Kimono.apc 50WG, cây vải đã không còn biểu hiện của bệnh thán thư, sương mai nữa. Tôi thấy sản phẩm đạt hiệu quả tốt và rất tin dùng sản phẩm Kimono.apc 50WG.

Lường Văn May / Bắc Giang

Lúa đạt hiệu quả, hạt sáng, giá thành tương đối, không mắc. Thuốc tốt, những vụ tới sẽ tiếp tục ủng hộ sản phẩm của công ty.

Anh Phong / An Giang

Thuốc rất hiệu quả, mặc dù ruộng của tôi trước khi bơm rất nhiều cỏ, tôi chỉ bơm một sản phẩm Vinarius 500WP không trộn thêm thuốc nào khác, thấy cũng rất sạch cỏ.

Chú Cường / Bình Thuận

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ