CÂY LÚA

DỊCH HẠI TRÊN CÂY LÚA

CỎ LÁ RỘNG

Cùng với hòa bản và chác lác, cỏ lá rộng cũng là nhóm cỏ thường xuyên có mặt và gây hại trên ruộng lúa. Tùy theo điều kiện sinh thái của từng vùng, từng vụ lúa… mà thành phần của chúng trên ruộng lúa cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, có một số loài thường cùng xuất hiện trên ruộng ở nhiều vùng trồng lúa của nước ta như: Cỏ vẩy ốc (Rotala indica (Willd.) còn gọi là Luân thảo Ấn… Rau dừa nước (Ludwigia  adscendens (L.) Hara) còn gọi là Rau dừa, Du long thái, Thủy long, Rồng nước… Cỏ xà bông (Sphenoclea zeylanica Gaertn.) còn gọi là cây Bồng bồng, Cỏ phổng… Rau mác bao (Monochoria vaginalis (Burm.f.) Presl.)….

XEM CHI TIẾT

CỎ ĐUÔI PHỤNG

Đuôi phụng (Leptochloa chinensis (L.) Nees, còn gọi là cỏ lông công, cỏ đuôi phượng, cỏ Mảnh hòa Trung Quốc… thuộc họ hòa bản (Poaceae), được coi là loài cỏ dại nguy hiểm cho ruộng lúa ở nước ta, đặc biệt là ở những vùng, những vụ thường thiếu nước ở đầu vụ. Nếu không phòng trừ kịp thời, chúng có thể gây thất thu năng suất nghiêm trọng không thua kém cỏ lồng vực.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, cỏ đuôi phụng còn là ký chủ phụ và là nơi trú ngụ, tích lũy của nhiều loại sâu, bệnh, chuột, OBV…từ đó lây lan ra phá hại lúa, gây tốm kém rất nhiều cho công tác phòng trừ. 

XEM CHI TIẾT

CỎ LỒNG VỰC

Cỏ lồng vực (Echinochloa crus-galli (L.) Beauv, còn gọi là cỏ gạo, cỏ Mỹ, cỏ kê… thuộc họ hòa bản (Poaceae). Chúng được coi là loài cỏ dại nguy hiểm số một cho ruộng lúa ở nước ta và nhiều nước trồng lúa trên thế gới. Nếu không phòng trừ tốt, chúng có thể gây thất thu tới 50-70% năng suất lúa, thậm chí không cho thu hoạch.

Ngoài ra, lồng vực còn là nơi trú ngụ, tích lũy của nhiều loại sâu, bệnh, chuột, OBV…từ đó lây lan ra phá hại lúa.

XEM CHI TIẾT

BỌ TRĨ HẠI LÚA

Tên khoa học: Stenchaetothrips biformis (Bagnall) (Thysanoptera: Thripidae)

Tên Việt Nam khác: bù lạch, bù lửa

Triệu chứng, mức độ hại

Trưởng thành, ấu trùng bọ trĩ hút nhựa từ lá làm cây sinh trưởng còi cọc, hút nhựa từ hoa lúa làm hạt lúa không thụ phấn. Lá lúa non mới bị hại có nhiều điểm trắng nhỏ, hay những đường sọc màu vàng sáng. Lá bị hại sẽ cuốn mép lại theo gân chính tạo thành ống tròn..

XEM CHI TIẾT

NHỆN GIÉ

Tên khoa học: Steneotarsonemus spinki Smiley (Acari:Tarsonemidae)

Tên Việt Nam khác: Nhện gié, nhện rám bẹ, bệnh cạo gió.

Trên bẹ lá có vết hại giống vết “cạo gió” hoặc toàn bẹ lá, thân cây có màu nâu đen đậm khi bị hại nặng. Bông lúa bị hại không trỗ, đòng cong queo, vỏ hạt lúa có màu nâu, nâu đen hoặc toàn bộ bông lúa màu nâu đen, thẳng đứng bị hại nặng. Nhện gié làm giảm 5-20% năng suất, bị hại nặng giảm tới 70-90% năng suất.

XEM CHI TIẾT

SÂU CUỐN LÁ NHỎ

Tên Việt Nam khác: Sâu cuốn lá nhỏ, sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.

Sâu non nhả tơ cuốn dọc hoặc gập ngang lá lúa thành bao lá. Sâu non ăn biểu bì mặt trên và diệp lục lá theo dọc gân lá tạo thành những vệt trắng dài, các vệt này có thể nối liền nhau thành mảng lớn, lá lúa bị trắng, làm giảm diện tích quang hợp. Một sâu non có thể phá hại 5-9 lá với tổng diện tích lá bị hại trung bình 13,8 cm2/ sâu non. Sâu CLN gây giảm đáng kể năng suất lúa.

XEM CHI TIẾT

RẦY NÂU

Tên tiếng anh: Brown backed rice plant hopper

Họ: Delphacidae

Bộ: Homoptera

Rầy nâu dùng vòi để chích hút nhựa cây làm cho cây lúa bị khô héo. Khi rầy nâu chích vào lúa, chúng để lại trên lá, thân một vệt nâu cứng, cản trở sự luân chuyển nước và chất dinh dưỡng làm thân, lá bị khô héo. Mật độ cao gây ra hiện tượng cháy rầy.

XEM CHI TIẾT

SÂU ĐỤC THÂN 2 CHẤM

Tên Việt Nam khác: Sâu đục thân ngài hai chấm, sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đục thân mình vàng, sâu tim mình vàng, sâu nách mình vàng.

Cây lúa ở giai đoạn mạ hay đẻ nhánh bị sâu non tấn công gây hiện tượng dảnh héo. Cây lúa ở giai đoạn đòng già, sắp trỗ, mới trỗ bị hại gây hiện tượng bông bạc. Có thể gây giảm năng suất từ vài đến vài chục phần trăm, gây mất mùa trắng khi thành dịch.

XEM CHI TIẾT

BẠC LÁ

Ban đầu vết bệnh có màu vàng tối, sau đó chuyển sang  màu bạc trắng làm cho lá lúa bị khô đi. Vết bệnh ban đầu thường bắt đầu từ chóp lá rồi lan xuống và từ hai mép lá vào giữa phiến lá (do vậy ở các tỉnh phía Nam người ta còn gọi là bệnh cháy bìa lá).

Vết bệnh thường có đường viền mầu nâu lượn sóng làm gianh giới giữa phần bệnh và phần chưa bị bệnh trên lá. Vào buổi sáng sớm khi trời ẩm ướt có thể quan sát thấy những giọt dịch khuẩn nhỏ mầu vàng, sau đó khô cứng trên mặt lá bị bệnh.

XEM CHI TIẾT

KHÔ VẰN

Bệnh Khô vằn (Rhizoctonia solani) là một trong những bệnh hại nguy hiểm trên lúa. Bệnh có thể gây tổn thất đến 25% năng suất. Ở các nước Đông Nam Á, trung bình hàng năm bệnh là nguyên nhân làm giảm 6% năng suất. 

Bệnh gây hại bởi nấm Rhizoctonia solani. Nấm tồn tại trong đất một vài năm bởi các hạch nấm. Khi tiếp xúc với cây lúa, các sợi nấm được hình thành từ hạch này sẽ xâm nhập vào mô cây để gây hại. Sau một thời gian phát triển, từ các vết bệnh trên bẹ lá ở phía dưới hình thành các hạch nấm.

XEM CHI TIẾT

LEM LÉP HẠT

Lem, lép hạt lúa là hội chứng rất thường gặp trên hạt sau khi lúa trổ bông. Bệnh có xu hướng phát triển ngày càng gia tăng, nhất là ở những vùng thâm canh và gieo cấy nhiều vụ lúa trong năm. Bệnh lem, lép hạt lúa không chỉ gây thiệt hại về năng suất mà còn gây giảm chất lượng hạt gạo,  giá trị thương phẩm của lúa giống và lúa hàng hóa.

XEM CHI TIẾT

VÀNG LÙN

Bệnh còn có tên gọi khác như: Virus lúa cỏ, lại mạ…. Bệnh gây hại phổ biến ở các nước trồng lúa trong vùng đông nam Á. Năm 2006 bệnh bùng phát thành dịch và gây hại trên diện rộng ở 22 tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền đông nam Bộ một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Bệnh vàng lùn do virus gây ra và  rầy nâu là môi giới truyền bệnh. Riêng năm 2006 ở các tỉnh phía Nam có 240.000 ha nhiễm rầy nâu nặng, 175.000 ha nhiễm bệnh virus lúa vàng lùn và lùn xoắn lá và  đã phải tiêu hủy 25.220 ha lúa.

XEM CHI TIẾT

THUỐC TRỊ CÁC BỆNH CHO CÂY LÚA

CỎ
-15%
17,000
XEM CHI TIẾT

Vinarius 500WP là thuốc trừ cỏ nội hấp, chọn lọc, an toàn với lúa. Thuốc hấp thu vào cây cỏ qua rễ và qua lá, phá hủy tế bào, làm cỏ héo úa rồi chết. Thuốc diệt trừ hữu hiệu hầu hết các loại cỏ đã mọc trên ruộng lúa, đặc biệt là cỏ lồng vực và các loại cỏ khác như: cỏ bợ, dừa nước, cỏ vảy ốc…

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Cỏ lồng vực, cỏ bợ, dừa nước, vảy ốc, đuôi phụng, chác lác, mác bao,…

Pha 15g thuốc/ 16 – 18 lít nước.

0.3 – 0.5kg thuốc/ ha

Phun thuốc hoặc trộn thuốc với phân Urê, cát ẩm để rắc.Lượng nước phun từ 320 – 400 lít/ ha.Sử dụng 5 – 15 ngày sau sạ, cấy.

Lưu ý

– Ruộng lúa phải bằng phẳng, chủ động được nước

– Trước khi sử dụng, trong ruộng phải có 3 – 5cm nước.

– Khi lội xuống ruộng, bùn, nước phải lún qua mắt cá chân.

– Sau khi sử dụng thuốc, giữ mực nước trong ruộng từ 3 – 5 cm trong thời gian 3 – 5 ngày.

– Không sử dụng Vinarius 500WP khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 18oC

– Miền Nam, trong vụ Đông Xuân, đối với các giống lúa thơm, lúa Nhật, nếp CK92, nàng Hoa 9, … chỉ sử dụng phương pháp rắc (không phun).

BỌ TRĨ
-18%
18,000
XEM CHI TIẾT

Goldra 250WG được hỗn hợp bởi hai hoạt chất trừ rầy – rệp mới nhất hiện nay. Thuốc nội hấp nhanh qua bề mặt lá và vận chuyển khắp trong cây. Rầy – rệp chích hút nhựa cây có thuốc sẽ ngừng ăn và chết sạch sau 3 – 5 ngày phun.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng Dịch hại Liều lượng Cách dùng

Lúa

Rầy nâu, bọ trĩ

2,5 – 4,5gr/ 12 – 16 lít nước

Phun 400 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá, không cần rẽ lúa.

Phun khi rầy cám ra rộ.

Lưu ý

– Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 7 ngày

SÂU CUỐN LÁ NHỎ
XEM CHI TIẾT

Daisuke 250EC là thuốc trừ sâu – nhện kết hợp hai nhóm thuốc sinh học và hóa học, có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu nhanh.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng Dịch hại Liều lượng Cách dùng

Lúa

Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, sâu năn (muỗi hành)

Pha 22,5ml thuốc/ 16 – 18 lít nước.

Phun 400 – 500 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Phun khi sâu tuổi nhỏ.

Lưu ý

– Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 7 ngày

RẦY NÂU
XEM CHI TIẾT

Matoko 50WG là thuốc đặc trị rầy – rệp có tác dụng lưu dẫn cực mạnh. Thuốc tiêu diệt hiệu quả và triệt để rầy – rệp đã kháng thuốc.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Rầy nâu, bọ trĩ

Pha 15g thuốc / 12 – 16 lít nước

Phun 400 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá, không cần rẽ lúa.

Lưu ý

– Phun thuốc khi rầy tuổi 1-2.

– Hiệu quả cao với rầy không cần rẽ lúa.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 7 ngày

SÂU ĐỤC THÂN 2 CHẤM
XEM CHI TIẾT

Daisuke 250EC là thuốc trừ sâu – nhện kết hợp hai nhóm thuốc sinh học và hóa học, có tác dụng tiếp xúc, vị độc, thấm sâu nhanh.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, sâu năn (muỗi hành)

Pha 22,5ml thuốc/ 16 – 18 lít nước.

Phun 400 – 500 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Phun khi sâu tuổi nhỏ.

Lưu ý

– Phun phòng sâu đục thân giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và thấp tho trỗ.

– Thuốc an toàn với cây trồng cả những giai đoạn mẫn cảm.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 14 ngày

BỆNH BẠC LÁ, ĐỐM SỌC VI KHUẨN
XEM CHI TIẾT

Linacin 50WP là thuốc trừ bệnh sinh học kết hợp 2 hoạt chất thế hệ mới, đặc trị vi khuẩn, phòng ngừa nấm bệnh, thúc đẩy sinh trưởng, nâng cao năng suất, phẩm chất cây trồng.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Bạc lá, vàng lá, đốm sọc vi khuẩn

Pha 18gr thuốc/ bình 16 – 18 lít nước.

Phun 500 – 600 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Lưu ý

– Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện.

– Phun phòng bệnh ở các giai đoạn mẫn cảm của cây, trước các đợt mưa bão dài hoặc sau các lần bón phân.

– Khi bệnh có triệu chứng phát triển phải ngưng ngay việc bón đạm.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 10 ngày

KHÔ VẰN
-9%
100,000
XEM CHI TIẾT

Bioride 50SC là thuốc trừ nấm phổ rộng có tác dụng bảo vệ, diệt trừ. Thuốc lưu dẫn mạnh, phòng chống và tiêu diệt được nhiều loại nấm bệnh hại cây trồng, giúp bộ lá cây xanh đẹp, quả hạt sáng bóng.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng Dịch hại Liều lượng Cách dùng

Lúa

Lem lép hạt, khô vằn

Pha 20ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước.

Phun 400 – 500 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Lưu ý

– Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 7 ngày

ĐẠO ÔN
XEM CHI TIẾT

Tilbis super 550SE là thuốc trừ nấm lưu dẫn, đặc trị đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông, phòng và trị bệnh hữu hiệu, thời gian kéo dài. Thuốc được hấp thụ và vận chuyển nhanh chóng đến các bộ phận của cây, tác động kép vừa ức chế hình thành melanin ở mầm tế bào của sợi nấm làm nấm hại không đủ độ cứng để xâm nhập vào cây vừa kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol ở màng tế bào làm cho sợi nấm ngừng phát triển.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông

Pha 20ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước.

Phun 400 – 500 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện giai đoạn lúa đẻ nhánh hoặc phun phòng đạo ôn cổ bông giai đoạn lúa thấp tho trỗ và trỗ đều.

Lưu ý

– Nếu thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển cần phun lại sau 5 – 7 ngày.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 7 ngày

LEM LÉP HẠT
-19%
95,000
XEM CHI TIẾT

Tittus super 300EC là thuốc trừ nấm phổ rộng. Thuốc có tác động nội hấp, thấm sâu nhanh, phân tán mạnh, hiệu lực kéo dài, diệt trừ nấm bệnh từ giai đoạn bào tử đến sợi nấm. Thuốc thấm nhanh vào mô cây ngay sau khi phun nên tránh bị rửa trôi khi trời mưa, giúp cứng cây, xanh lá, hạt vàng sáng, hạn chế tỷ lệ gạo gãy khi xay xát.

Hướng dẫn sử dụng:

Cây trồng

Dịch hại

Liều lượng

Cách dùng

Lúa

Đạo ôn, lem lép hạt

Pha 10ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước.

Phun 400 – 500 lít nước/ ha, ướt đều mặt lá.

Lưu ý

– Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện.

– Thuốc hỗn hợp được với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.

– Thời gian cách ly: 7 ngày

SẢN PHẨM CÂY TRỒNG KHÁC

MỘT SỐ NHÀ VƯỜN ÁP DỤNG

Sau thời gian phun khuyến cáo, lá và hoa cây vải đã không còn biểu hiện của bệnh thán thư, sương mai nữa. Tôi thấy sản phẩm đạt hiệu quả tốt và rất tin dùng sản phẩm.

Lường Văn May / Bắc Giang

Lúa đạt hiệu quả, hạt sáng, giá thành tương đối, không mắc. Thuốc tốt, những vụ tới sẽ tiếp tục ủng hộ sản phẩm của công ty

Anh Phong / An Giang

Thuốc rất hiệu quả, cỏ không còn nữa, tôi chỉ bơm một sản phẩm Vinarius 500WP không trộn thêm thuốc nào khác mà thấy cũng rất sạch cỏ. 

Chú Cường / Bình Thuận

ĐỂ LẠI THÔNG TIN LIÊN HỆ