Nếu bạn đang lo lắng về các bệnh thường gặp trên cây cao su thì cần phải tìm hiểu về đặc điểm của từng loại bệnh cụ thể. Từ đó, bạn sẽ dựa vào đặc điểm của từng loại để tìm cách phòng ngừa hiệu quả. Bosix đã giúp bạn tổng hợp những thông tin này trong bài viết sau đây.
Triệu chứng của các bệnh thường gặp trên cây cao su
Bệnh phấn trắng lá
Triệu chứng của bệnh
Bào tử bệnh sẽ hình thành các đốm màu trắng ở hai bên mặt lá, vết bệnh có hình dạng biến đổi khác thường. Bệnh sẽ làm cho lá vàng, khô héo, rụng sớm và cây sinh trưởng kém cỏi.
Nguyên nhân của bệnh
Nấm Oidium heveae Steinm chính là tác nhân chính gây ra bệnh phấn trắng. Nấm bệnh thường xuất hiện trong mùa thay lá làm giảm năng suất mủ, sản lượng mủ của cây. Đây là một trong các bệnh thường gặp trên cây cao su cần có biện pháp phòng trừ sớm.
Bệnh héo đen đầu lá trên cây cao su
Triệu chứng của bệnh
Bệnh này thuộc danh sách các bệnh thường gặp trên cao su thường xuất hiện ở lá. Bệnh sẽ xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu ở mép lá hoặc chóp lá, theo thời gian thì vết bệnh sẽ lan rộng trong phiến lá thành vết đen lớn. Chóp lá bị bệnh héo đen và khô làm lá bị vàng.
Nguyên nhân của bệnh
Bệnh này chủ yếu là do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây hại trên cây cao su và chủ yếu xuất hiện vào mùa mưa. Đây là thời điểm bệnh phát triển mạnh mẽ làm cây không thể phát triển tốt.
Bệnh loét sọc mặt cạo
Triệu chứng của bệnh
Bệnh sẽ tạo thành các sọc nâu đen theo chiều thẳng đứng trên vỏ của cây, nếu bị nặng thì mủ sẽ rỉ ra bị biến vàng và bốc mùi hôi thối khó chịu. Một phần hoặc toàn bộ vỏ tái sinh của mặt cạo sẽ có màu nâu đen và thối loét.
Nguyên nhân của bệnh
Nấm Phytophthora palmivora và Phytophthora botryosa là nguyên nhân tạo ra bệnh này gây hại cho cây cao su. Đặc biệt ở các tháng mưa nhiều thì bệnh sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc bón thừa phân đạm và thiếu biện pháp phòng bệnh như bôi thuốc, bôi vaseline chống ướt cũng làm cho bệnh xuất hiện.
Bệnh nấm hồng
Triệu chứng của bệnh
Bệnh thường xâm nhập vào cành chính hoặc nơi có nhiều vết u sần sắp tróc. Dấu hiệu của bệnh là mủ chảy và có tơ nấm hình mạng nhện màu trắng bạc. Nếu bệnh phát triển thì có thể chuyển sang màu hồng nhạt lan xuống dưới.
Nguyên nhân của bệnh
Nấm Corticium salmonicolor Berk. & Br là tác nhân gây hại bệnh nấm hồng trên cây cao su. Bệnh thường xuất hiện cao điểm vào tháng 7, 8 với nhiệt độ 20-30oC và độ ẩm lớn hơn 80%. Đối với những vùng thoát nước kém, thường xuyên ngập úng cũng làm cho bệnh phát triển.
Biện pháp tiêu diệt các bệnh thường gặp trên cây cao su
Bệnh phấn trắng lá
Để phòng bệnh thì bạn nên thường xuyên thăm vườn đề có thể phát hiện dấu hiệu bệnh. Đối với những vị trí bị nhiễm bệnh thì bạn cần nhanh chóng thu gom và tiêu hủy chúng.
Bạn có thể áp dụng các sản phẩm của thành phần Difenoconazole, Tricyclazole hoặc Hexaconazole để tiêu diệt mầm bệnh. Bạn có thể sử dụng BIORIDE 50SC với liều lượng 1 lít/ha/400 lít phun 800 lít/ha.
Bệnh héo đen
Để phòng trừ bệnh héo đen thì bạn có thể thuốc có chứa thành phần Hexaconazole với liều lượng khuyến cáo. Bạn chỉ nên phun trên tán lá non có chu kỳ phun 7 – 10 ngày/lần để tiêu diệt mầm bệnh. Bạn có thể tham khảo qua Bosix Hexa – Vil New – Bioride 50 SC có chứa Hexaconazole giúp ức chế tác nhân gây bệnh nhanh chóng.
Bệnh loét mặt cạo
Bạn nên tiến hành cắt tỉa cảnh để tạo độ thông thoáng và thoát nước tốt cho rừng trồng cao su. Nếu mật độ gây hại cao thì bạn nên áp dụng biện pháp phòng trị bằng thuốc bảo vệ thực vật.
Khi có triệu chứng bệnh xuất hiện thì sử dụng một trong các thuốc Bosix Fosynium Gold – Sakin – Zai 800MG. Bạn thực hiện bôi thuốc lên mặt cao khi chớm bệnh, nếu thời tiết mưa tập trung kéo dài thì nên bôi thuốc trị bệnh với chu kỳ 7-15 ngày/lần bôi.
Bạn chỉ nên áp dụng biện pháp phòng trị bằng thuốc khi có triệu chứng bệnh vừa mới xuất hiện. Trường hợp cây bị bệnh nặng thì bạn phải nghỉ cạo để chữa trị dứt điểm mới bắt đầu cạo mủ lại.
Bệnh nấm hồng
Theo định kỳ bạn cần kiểm tra vườn để phát hiện kịp thời và định hướng biện pháp xử lý bệnh hại phù hợp nhất. Khi thấy bệnh xuất hiện thì bạn nên thực hiện phun phòng thuốc Bosix siêu sạch khuẩn – Linacin 40 SL có chứa hoạt chất Ningnanmycin để ngăn chặn bệnh hiệu quả. Hoặc BIORIDE 50SC có thành phần Hexaconazole cũng tiêu diệt mầm bệnh triệt để.
Trong quá trình phun thuốc bạn phải đảm bảo sử dụng liều lượng theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho cây. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng nên liên hệ với nhân viên kỹ thuật của Bosix để được tư vấn cụ thể hơn.
Thông qua bài viết thì bạn đã cập nhật thêm một số kiến thức quan trọng về các bệnh thường gặp trên cây cao su. Bạn nên liên hệ với nhân viên kỹ thuật Bosix theo số 0332291088 để biết thêm chi tiết nhé.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống các bệnh thường gặp cây cao su Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm Bosix Hexa – Vil New – Bioride 50 SC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bioride-50sc-bosix-anvil-new-1000ml-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm Bosix Fosynium Gold – Sakin – Zai 800MG tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-aliete-new-100gr/
Xem ngay sản phẩm BIORIDE 50SC – 500ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bioride-50sc-2/
Xem ngay sản phẩm Bosix siêu sạch khuẩn – Linacin 40 SL tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-ditacin-new-98ml-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm Bosix Pro4(10 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro4-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm Bosix Pro1(20 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro-1-20kg-coming-soon/