Đặc trưng các bệnh thường gặp trên cây mận và cách điều trị

Các bệnh thường gặp trên cây mận thường có nhiều loại khác nhau với đặc trưng tương ứng. Bạn cần quan sát dấu hiệu để đánh giá tình trạng phát triển và đưa ra cách phòng trị phù hợp. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về bệnh hại trên cây mận mà bạn nên xem qua.

Đặc điểm các bệnh thường gặp trên cây mận

Bệnh phấn trắng trên cây mận

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh phấn trắng những đốm vàng xuất hiện trên lá và quả của cây mận. Theo thời gian thì các đốm vàng này sẽ bắt đầu chuyển sang màu trắng và bao phủ trên lá hoặc thân cây. 

Nguyên nhân chính là do nấm Erysiphe gây ra và lây sang các cây khỏe mạnh khác. Thời điểm thời tiết mưa nhiều với độ ẩm không khí tăng cao chính là khoảng thời gian bệnh phấn trắng xuất hiện và có khả năng lây lan nhanh chóng. 

Bệnh phấn trắng trên cây mận

Bệnh chảy gôm trên cây mận

Bệnh chảy gôm là một trong các bệnh thường gặp nguy hiểm cho cây mận và khó điều trị. Bệnh này xuất hiện do chủng nấm Phytophthora sp. gây ra và làm cho cây mận bị suy giảm sức sinh trưởng. Cây mắc bệnh sẽ trở nên còi cọc và chết lụi dần nếu bạn không phun thuốc kịp. 

Khi cây bị bệnh thì bạn sẽ thấy vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu và có một số vị trí bị biến dạng lạ thường. Sau đó chỗ vết thương này sẽ bị khô, nứt dọc và chảy mủ. Phần gỗ nằm bên dưới chỗ vỏ nứt do bị bệnh sẽ bắt đầu thối nâu.

Nếu bạn có không có biện pháp phòng bệnh thì vết bệnh sẽ lan rộng dần ra xung quanh và đến cả bộ rễ. Cây mắc bệnh sẽ có bộ rễ ít rễ tơ, rễ ngắn với phần vỏ bị thối và có khả năng tuột ra khỏi rễ. 

Những rễ cây bị bệnh tấn công sẽ không thể hút được chất dinh dưỡng để nuôi cây nên bộ lá bị vàng và rụng dần. Thậm chí ở một số cây còn không mọc được lá non và bị chết dần gây ảnh hưởng năng suất của nhà vườn. 

Bệnh chảy gôm trên cây mận

Bệnh thối nhũn

Bệnh thối nhũn gây ra các chấm màu nhạt hơn và sũng nước, chúng có thể lan rộng hơn làm rụng trái. Bệnh thối nhũn là một trong các bệnh thường gặp ở trái mận ở vị trí thấp hoặc vị trí cành sum suê.

Bệnh thối nhũn

Biện pháp khắc phục các bệnh thường gặp trên cây mận

Bệnh phấn trắng

Bạn nên quan sát và giảm độ ẩm của đất trồng cây và đảm bảo hệ thống thoát nước tốt. Thực hiện tỉa bớt cây và có kỹ thuật trồng với khoảng cách hợp lý để bệnh không lây lan. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu của bệnh thì cần cắt bỏ và tiêu hủy những cây nhiễm bệnh để bệnh không thể lây lan nhanh chóng.

Trong quá trình vệ sinh đồng ruộng bạn nên ngắt bỏ lá bị bệnh thu gom đem tiêu hủy. Khi chuẩn bị đất trồng nên lên luống cao và thoát nước tốt để tránh ẩm độ cao trong vườn. Bạn nên ưu tiên chọn các giống mận tốt, sạch và sở hữu khả năng kháng bệnh cao. 

Sau khi thu hoạch bạn cần dọn sạch các tàn dư cây bệnh còn sót lại. Nếu trồng bằng hạt giống bằng những loại thuốc đặc hiệu trước khi bắt đầu gieo hạt. Bạn nên phun thuốc BVTV để phun trừ khi bệnh hại khi vừa phát hiện mầm bệnh, cụ thể là các loại thuốc sau đây:

Tilgent 450SC: Pha 13,5ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước và nên phun 800 – 1200 lít nước/ ha.

KIMONO.APC 50WG: Pha 50gr thuốc/ 120 – 160 lít nước và nên phun 800 – 1200 lít nước/ ha.

Bệnh chảy mủ gôm

Bạn nên thường xuyên vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất và thu gom trái nhiễm bệnh nhanh chóng. Vườn cây nên được thiết kế cao ráo và thoát nước tốt trong mùa mưa.

Biện pháp bao trái có thể giúp hạn chế bệnh thối trái hiệu quả và ngăn ngừa bệnh phát tán. Bạn có thể dùng nước vôi hoặc dung dịch thuốc Boóc đô 1% quét lên gốc thân cây để bệnh không xâm nhập vào thân cây.

Bạn nên xem qua Bosix Fosynium gold- SAKINZAI 800WG có chứa hoạt chất Fosetyl – Aluminium giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Bạn nên phun thuốc theo liều lượng 100gr thuốc/ 50 – 100 lít nước, phun 800 – 1200 lít nước/ ha.

Bệnh thối nhũn

Muốn phòng trừ bệnh thối trái mận bạn nên cắt tỉa cành, tạo tán để tăng mức độ thông thoáng cho cây. Nếu bạn thấy trái bị thối thì không nên tưới nước lên tán cây và đặc biệt là buổi chiều. Bạn sẽ nhanh chóng tiêu hủy tránh nấm bệnh lây lan cho vụ mận sau.

Khi mới phát hiện thì bạn nên phun các thuốc đặc trị nấm, phun thuốc ướt đều lên các chùm trái để tiêu diệt mầm bệnh. Bạn nên sử dụng các loại thuốc sau đây khi cây mận bị thối nhũn.

  • Bosix siêu sạch khuẩn – Linacin 40 SL (pha 100gr thuốc/ 120 – 160 lít nước)
  • Bosix Fosynium gold- SAKINZAI 80WG (100gr thuốc/ 50 – 100 lít nước)

Bài viết đã giúp bạn cập nhật thêm một số thông tin liên quan đến các bệnh thường gặp trên cây mận chi tiết. Bạn hãy liên hệ với Bosix để đặt mua các sản phẩm đặc trị bệnh hại hiệu quả và chất lượng nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống các bệnh thường gặp trên cây mận tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm KIMONO.APC 50WG – 12,6gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kimono-apc-50wg-126gr/

Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc/

Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc-135ml/

Xem ngay sản phẩm KIMONO.APC 50WG – 50gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kimono-apc-50wg/

Xem ngay sản phẩm LINACIN 40SL – 20ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/linacin-40sl-20ml/

Xem ngay sản phẩm Bosix Fosynium Gold – Sakin – Zai 800MG tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-aliete-new-100gr/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO