Danh sách phục các bệnh thường gặp ở cây đào và cách phòng trừ

Đối với cây đào vào một số điều kiện thời tiết sẽ gặp phải các bệnh thường gặp khá nguy hiểm. Bạn phải chủ động cập nhật thông tin về bệnh hại để có thể phòng tránh chúng hiệu quả. Để đưa ra các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả thì bạn hãy tham khảo qua bài viết sau đây của Bosix nhé.

Cập nhật các bệnh thường gặp ở cây đào

Bệnh thủng lá đào

Sơ lược về bệnh

Đây là một trong các bệnh thường gặp phổ biến trên cây đào, bệnh này sẽ làm cho các loại nấm bệnh khác xâm nhập vào cây. Dấu hiệu của bệnh ban đầu sẽ là những đốm nhỏ, khi lan rộng thì chúng là đốm có viền màu xanh vàng. Theo thời gian thì đốm bệnh khô, mép nứt ra và tạo thành các vết thủng.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do vi khuẩn Xanthomonas pruni Dowson gây ra. Nhiệt độ từ 24oC – 28oC là khoảng nhiệt độ mà bệnh phát triển mạnh mẽ nhất. Bệnh thường có thể lây lan sang các cây khỏe mạnh nhờ nước và gió. Đối với các cây đào có sức đề kháng yếu và thoát nước kém không thoáng gió dẫn đến bệnh nặng nhất.

Bệnh thủng lá đào

Bệnh chảy nhựa ở cây đào

Sơ lược về bệnh

Bệnh này chủ yêu gây hại trên thân cành, đặc biệt là những chỗ phân nhánh. Khi bệnh thì vỏ cây sẽ bị nứt ra và nhựa vàng trong suốt chảy ra bên ngoài thân cây. Theo thời gian sẽ chuyển thành màu nâu đỏ, sần vỏ và gỗ bắt đầu có dấu hiệu bị mục. 

Nguyên nhân gây bệnh

Theo nghiên cứu thì nguyên nhân gây ra bệnh này đến từ nhiều tác nhân khác nhau, cụ thể là sương muối, sâu hại hoặc trời rét. Một số loài sâu đục thân cũng có thể  có thể gây ra hiện tượng chảy nhựa. Trong lớp vỏ cây đào sẽ  bắt đầu xuất hiện các vết nứt nhựa chảy ra và làm cho cây bị suy yếu.

Bệnh chảy nhựa ở cây đào

Bệnh đốm vi khuẩn

Sơ lược về bệnh

Đốm vi khuẩn là một trong các bệnh thường gặp trên cây đào, bệnh sẽ tấn công vào các bộ phận lá làm giảm khả năng ra hoa. Lá cây xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ tím và có tâm trắng. Ngoài làm mất thẩm mỹ thì nó còn hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây.

Nguyên nhân gây bệnh 

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra bệnh cho cây, chúng sẽ tấn công vào những vị trí ẩm ướt và đặc biệt là thời tiết có nhiều gió. Nếu bạn không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì bệnh có thể lây hết vườn đào.

Bệnh đốm vi khuẩn

Bệnh thán thư

Sơ lược về bệnh

Bệnh thán thư hầu hết xuất hiện ở nhiều loại cây trồng, ngoài làm cây mất chất dinh dưỡng mà cây còn không thể cho hoa tốt. Bệnh hại sẽ phát tán trên nhiều bộ phận của cây là lá, chồi non, cành và quả non. 

Bệnh thán thư sẽ gây ra các đốm màu nâu, khô, có hình hơi tròn và vết bệnh sẽ phát triển dần theo thời gian. Chúng còn có thể liên kế với nhau làm thành khô cháy một mảng lá, vàng úa và rụng dần.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh là do nấm bệnh Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào cuối thời kì gió mùa và gây ảnh hưởng cho năng suất cây trồng.

Bệnh thán thư

Biện pháp phòng trị các bệnh thường gặp

Bệnh thủng lá đào

Bạn nên tiến hành bón phân hữu cơ, tránh bón phân quá nhiều đạm và tỉa cành thông thoáng, loại bỏ cành bệnh và giúp thoát nước tốt. Bạn không nên trồng xen lẫn các giống cây khác làm nhiễm bệnh lẫn nhau. 

Bệnh chảy nhựa đào

Bạn không trồng đào nơi đất quá chặt và nên trồng ở những nơi có đất thịt cần bón phân hữu cơ.
Bạn có thể kết hợp quét vôi gốc cây đề phòng sâu hại, nếu trời nắng cháy thì bạn cần có biện pháp che chắn cho cây. Đối với cây bị bệnh nặng thì bạn nên quét kết hợp hợp chất lưu huỳnh để bôi lên vết thương.

Bệnh đốm lá

Nếu bạn phát hiện cây đào đang có dấu hiệu bị đóm là thì bạn cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị hiệu quả nhất. Bạn có thể chọn các sản phẩm sau đây để khắc phục bệnh hại:

  • TILGENT 450SC (13,5ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước)
  • TITTUS SUPER 300EC (10ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước)
  • Bosix Defen Pro – Tittus Super 300EC (13 – 15ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước)

Bệnh thán thư

Đối với phòng bệnh thán thư thì bạn nên chăm sóc cây từ khi còn nhỏ để cho cây lớn có cành thấp, gọn và phân bố đều hơn. Cách này có thể giúp cây nhận nhiều ánh sáng, đảm bảo độ thông thoáng cho cây. 

Bạn nên thường xuyên cắt tỉa các cành lá, hoa nhiễm bệnh đem đi tiêu hủy để hạn chế lây lan. Trong trường hợp bệnh xảy ra nặng thì bạn nên phun thuốc có chứa thành phần Difenoconazole, Propiconazole để phòng trị bệnh. Bosix Defen Pro – Tittus Super 300EC là sản phẩm có thể phòng bệnh thán thư hiệu quả cho cây đào.

Bên trên là những thông tin cơ bản về các bệnh thường gặp trên cây đào mà nhiều người rất quan tâm. Bạn muốn hiểu rõ về các sản phẩm thuốc trừ bệnh hại thì hãy liên hệ vào hotline của Bosix theo số 02422600639 nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống các bệnh thường gặp trên cây đào tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm Bosix Defen Pro – Tittus Super 300EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tilsuper-new-240ml-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc-135ml/

Xem ngay sản phẩm TILPLUS SUPER 300EC – 240ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilplus-super-300ec/

Xem ngay sản phẩm TITTUS SUPER 300EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tittus-super-300ec/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro4(10 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro4-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro6(25 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro6-coming-soon/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO