Định hướng cách phòng trị các bệnh thường gặp trên cây chuối 

Các bệnh thường gặp trên cây chuối đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến năng suất khi thu hoạch. Bạn cần quan sát kỹ các dấu hiệu của bệnh để có định hướng điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu bạn chưa hiểu rõ về các loại bệnh hại thì hãy cùng Bosix tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Đặc trưng của các bệnh thường gặp trên cây chuối

Bệnh đốm lá Sigatoka

Đây là một trong các bệnh thường gặp trên cây chuối, bệnh gây hại trên phiến lá tạo ra những đốm màu nâu hình bầu dục kết hợp viền vàng rất rõ nét. Những đốm bệnh có màu sẫm hơn khi xuất hiện ở mặt dưới của lá.

Bệnh thường xuất hiện trên lá thứ 2, 3 hoặc 4 từ trên ngọn xuống với dấu hiệu là các đốm nhỏ màu vàng nhạt hay nâu. Các vết đen thường sẽ liên kết thành những mảng khô lớn và không phát triển được các lá đọt nếu bệnh nặng. 

Bệnh đốm lá Sigatoka

Bệnh héo rũ Panama 

Dấu hiệu xuất hiện của khá dễ nhận diện, lá mắc bệnh thường sẽ bị vàng dần từ bìa lá trở vào, sau đó vết bệnh sẽ lan dần lên các lá phía trên. Kèm theo đó, cuống lá cũng bị gập xuống, kết quả lá sẽ bị chết khô.

Nếu bị bệnh trong giai đoạn mới lớn thì cây có thể bị chết hoặc không cho buồng. Đối với những cây trưởng thành bị nhiễm bệnh, thì cây vẫn cho buồng nhưng trái rất nhỏ. Nếu ắt củ chuối ra thì bạn sẽ thấy các bó mạch bị hư hại tạo thành các đốm vàng, đỏ nâu rất dễ phát hiện.

Bệnh héo rũ Panama 

Bệnh chùn đọt trên cây chuối

Nếu mắc bệnh thì lá chuối sẽ bị hẹp lại và bó xít vào nhau nhìn tương tự như một bó lá bên ngoài. Phần lá, cuống lá ngắn lại và lá thường bị giòn, dễ rách khi chạm nhẹ. Trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, có xen kẽ đường sọc màu xanh sẫm. 

Nếu bị bệnh sớm thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, cho dù có thì trái cũng rất nhỏ và không chín. Đối với cây lớn thì buồng sẽ bị biến dạng với trái nhở và buồng có thể trổ ra ngang thân.

Bệnh chùn đọt trên cây chuối

Bệnh thán thư

Bệnh này do Colletotrichum musae gây ra, nấm bệnh thường sẽ xâm nhập qua vết thương của quả non sau trỗ được  30 ngày. Nấm tồn tại trên vỏ quả và xuất hiện lốm đốm khi quả chín gây mất tính thẩm mỹ. Bệnh có thể phát sinh quanh năm, đặc biệt là những thời điểm trái chín.

Bệnh thán thư

Biện pháp phòng trừ các bệnh thường gặp trên cây chuối

Bệnh đốm lá

Bạn nên thường xuyên vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa lá già và lá bị bệnh đem đốt nhanh chóng. Đảm bảo thoát nước tốt cho vườn chuối trong mùa mưa Bạn có thể kết hợp với một số thuốc đặc trị từ Bosix là:

  • KACIE 250EC: 400ml/ha/500 lít với định lượng 1200 lít nước/1000 ha.
  • KOROMIN 333EC: 400ml/ha/500 lít với định lượng 1200 lít nước/1000 ha.
  • BIORIDE 50SC: 1 lít/ha/500 lít nước với định lượng 3000 lít nước/1000 ha.

Khi bạn thấy bệnh bắt đầu xuất hiện thì tiến hành phun kép (2 lần cách nhau 3 – 5 ngày). Sau đó 7 ngày bạn thực hiện phun lại lần nữa để tiêu diệt mầm bệnh.

Bệnh héo rũ Panama

Bạn nên chọn đất có độ pH hơi kiềm để trồng chuối và không dùng chuối con ở các vườn bị bệnh làm giống. Khi bạn phát hiện cây mắc bệnh nên đào để loại bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử đất. Bạn sẽ kết hợp phân bón hữu cơ Bosix Pro1 (10kg/hố, định mức 30.000 – 35.000 tấn/1000 ha) để ngăn chặn mầm bệnh.

Bệnh chùn đọt 

Đối với bệnh này thì bạn nên kiểm tra vườn thường xuyên để sớm phát hiện ra cây bị bệnh. Khi nghi ngờ có mầm bệnh thì bạn phải chặt bỏ đưa ra khỏi vườn, chôn sâu hoặc tiêu hủy trong thời gian sớm nhất.

Bạn phải vệ sinh sạch sẽ, dọn cỏ dại, cắt tỉa lá khô, cây con để mật độ cây không quá dày gây ẩm ướt. Bạn có thể áp dụng biện pháp luân canh với cây trồng khác. Tuyệt đối không được lấy cây giống tại vườn chuối từng mắc các bệnh thường gặp trên cây chuối.

Bệnh thán thư

Bạn nên thực hiện dọn vệ sinh, cắt bỏ những loại cỏ dại cũng như tàu lá già chết khô. Sau đó, bạn tiến hành thu gom và tiêu hủy ở nơi xa vườn để tránh mầm bệnh phát tan sang các cây mạnh khỏe.

Bệnh thán thư xuất hiện chủ yếu là do nấm xâm nhập vào cây trồng gây ra bệnh hại. Do đó, bạn cần sử dụng các hoạt chất tiêu diệt nấm để bệnh hại không phát tán được, cụ thể là:

  • KACIE 250EC: 400ml/ha/500 lít với định lượng 1200 lít nước/1000 ha.
  • KOROMIN 333EC: 400ml/ha/500 lít với định lượng 1200 lít nước/1000 ha.
  • KIMONO.APC 50WG: 50gr thuốc/ 120 – 160 lít nước.

Thời gian phun thuốc là 3 ngày sau khi tiêm bắp, ngay sau khi lặt hoa và bẻ bắp. Sử dụng luân phiên các thuốc với nhau, trộn chung các thuốc phòng trừ bọ trĩ. Phun phòng bệnh trên trái sau khi trổ buồng hoặc trước khi bao buồng, chỉ phun vào buồng chuối.

Bài viết đã giúp bạn tổng hợp các thông tin về đặc điểm cũng như cách phòng các bệnh thường gặp trên cây chuối. Hãy nhanh tay liên hệ Bosix để đặt hàng chất lượng nhất nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống bệnh thường gặp trên cây chuối tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro1(20 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro-1-20kg-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm KACIE 250EC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kacie-250ec-135ml/

Xem ngay sản phẩm KIMONO.APC 50WG – 12,6gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kimono-apc-50wg-126gr/

Xem ngay sản phẩm KACIE 250EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kacie-250ec/

Xem ngay sản phẩm KOROMIN 333EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/koromin-333ec/

Xem ngay sản phẩm KIMONO.APC 50WG – 50gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kimono-apc-50wg/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *