Tùy theo từng thời điểm mà tình hình dịch hại của cây trồng sẽ có diễn biến khác nhau. Bạn cần phải cập nhật kịp thời thông tin về dự báo dịch hại để tránh để tình trạng cây bị sâu hại xâm nhập và lan rộng ngày càng nhiều. Bosix sẽ giúp bạn tìm hiểu các dự báo dịch hại tháng 9 chi tiết nhất.
Dự báo dịch hại tháng 9 từ ngày 05/9–15/9
Cây lúa
Sâu đục thân
Sâu đục thân thường sẽ bắt đầu đẻ trứng trên các trà lúa với mật độ 0,05–0,1 ổ/m2, nơi cao 0,5–0,7 ổ/m2, cá biệt có nơi 1–3 ổ/m2. Sâu non bắt đầu nở rộ từ thời gian 7/9 đến 10/9 trở đi và hại trà lúa chính vụ và muộn.
Bạn nên tiến hành áp dụng các biện pháp thủ công để ngắt ổ trứng. Khi bạn phát hiện ruộng lúa có mật độ ổ trứng 0.3 ổ/m2 trở lên thì bắt đầu phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc hoá học. Bạn nên phun kép cách nhau 5–7 ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
Rầy nâu
Rầy nâu thường có mật độ phổ biến 50–150 con/m2, cao 200–500 con/m2, cục bộ > 1.000 con/m2. Rầy cám lứa mới chủ yếu tập trung gây hại các trà lúa từ làm đòng đến trỗ. Bạn nên dành thời gian kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phun thuốc trừ đối với các ổ rầy có mật độ cao > 1.000con/m2. Theo dự báo dịch hại tháng 9 thì đây là thời kỳ rầy phá hoại nhiều nhất.
Sâu cuốn lá nhỏ
Sâu non lứa cuối cùng trong vụ mùa bắt đầu nở thì bạn nên tập trung phòng trừ cho lúa chính vụ và lúa muộn giai đoạn từ 5–10/9 trở đi. Bạn cần quan sát sự thay đổi của đồng lúa để điều trị nhanh chóng và kịp thời.
Bệnh khô vằn
Tình hình lúa mắc bệnh đạt tỷ lệ trung bình 10–20% dảnh, cao 25–30% dảnh và cục bộ > 40% dảnh. Bệnh vẫn có xu hướng phát triển mạnh nên bạn không được chủ quan khi trị bệnh cho lúa. Trong điều kiện có mưa nhiều nên cần giữ mức nước trong ruộng 5–10cm và tiến hành phun thuốc cho các trà lúa mùa chính vụ và muộn.
Bệnh bạc lá
Bệnh này có tỷ lệ hại trung bình 5–10% lá, cao 20–25% lá, cục bộ 35–40% lá. Bệnh có thể tiếp tục phát triển mạnh hơn sau các đợt mưa giông nên bạn cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện và phòng trừ kịp thời các ổ sâu, bệnh hại.
Cây cam
Cây cam vào tháng 9 sẽ bắt đầu có sâu đục quả, bệnh vàng lá thối rễ, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp các loại, bệnh chảy gôm, bệnh loét,…. Đây chính là các nguyên nhân chủ yếu gây hại cho cây cam và làm giảm năng suất khi thu hoạch trái.
Cây nhãn
Nhãn đến tháng 9 bắt đầu thu hoạch rộ nên bạn tiến hành chăm sóc các đợt lộc mới. Bạn tiến hành tỉa cành, bón phân để bắt đầu cho mùa vụ mới có chất lượng và hiệu quả hơn.
Dự báo dịch hại tháng 9 từ ngày 15/9–25/9
Cây lúa
Sâu đục thân hai chấm
Sâu non có thể gây dảnh héo, bông bạc trên những diện tích lúa trỗ từ sau ngày 10/9 trở đi. Mức độ gây hại thường tăng cao hơn so với cùng lứa năm trước. Một số tỉnh có mật độ ổ trứng cao và diện tích lúa trổ bông muộn là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh,.. Các tỉnh này có thể bị sâu gây hại nặng nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ có thể gây hại nặng cục bộ trên những diện tích lúa mùa muộn, đặc biệt là trên những diện tích lúa xanh tốt, bón thừa phân đạm, trỗ muộn tại các tỉnh ven biển. Tốt nhất là bạn nên quan sát lúa trong từng giai đoạn phát triển để có cách phòng tránh kịp thời.
Rầy nâu
Rầy nâu thường gây hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình, mức gây hại nặng cục bộ trên các giống nhiễm trong giai đoạn trỗ – chắc xanh – đỏ đuôi. Trong số đó cũng có một số lứa rầy mới sẽ phát sinh gây hại vào cuối tháng 9 trên lúa mùa trỗ muộn.
Bệnh bạc lá – Bệnh đốm sọc vi khuẩn
Các bên này sẽ phát triển nhanh và gây hại mạnh trên lúa giai đoạn đòng – trỗ, nhất là trên những chân ruộng trũng, bón thừa đạm, giống nhiễm. Đặc biệt là sau những trận mưa dông thì bệnh lại có điều kiện phát triển mạnh hơn.
Ngoài ra, bệnh khô vằn, bệnh đen lép hạt lại tiếp tục gây hại ở nhiều nơi kết hợp cùng bọ xít dài, nhện gié, bệnh đạo ôn cổ bông … cũng là các dịch hại mà bạn nên có biện pháp phòng trị hiệu quả.
Cây cam
Sâu đục quả, bệnh vàng lá thối rễ, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, rệp, bệnh chảy gôm, bệnh loét,… sẽ xuất hiện trên cây cam trong giai đoạn này. Theo dự báo dịch hại tháng 9 thì có khả năng bệnh sẽ lan rộng nhanh hơn.
Cây nhãn
Tương tự giai đoạn đầu tháng 9 thì cuối tháng 9 cây nhãn cũng trong thời kỳ thu hoạch rộ. Người trồng phải tiến hành chăm sóc các đợt lộc mới và bắt đầu bón phân cho cây phục hồi.
Thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về dự báo dịch hại tháng 9 và những lưu ý khi phòng trừ dịch hại. Bosix sẽ giúp bạn khắc phục mọi tình trạng sâu hại hiệu quả, bạn hãy truy cập vào website https://bosix.com.vn/ để xem thêm các sản phẩm chất lượng nhé.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống dịch hại tháng 9 tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm Bosix pro5 tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro5-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm Bosix Aba New (Newlitoc 36EC) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-aba-new-newlitoc-36ec/
Xem ngay sản phẩm Bosix Spinosad (AKASA 25SC) 240ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-spinosad-akasa-25sc-240ml/
Xem ngay sản phẩm Bosix Hexa Vil New tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bioride-50sc-bosix-anvil-new-1000ml-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm Bosix Acemi tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-acemi-100gr-coming-soon/