Dịch hại luôn làm cho nhà nông lo lắng trong quá trình thâm canh lúa, nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng khi thu hoạch. Thông qua giải pháp quản lý dịch hại trên lúa vụ xuân – miền Bắc mà Bosix cung cấp thì bạn sẽ khắc phục được sâu hại hiệu quả.
Nhận diện các loại dịch hại trên lúa
- Cỏ dại: Rễ của cỏ dại thuộc dạng rễ chùm và mọc cạn trên bề mặt đất, cụ thể là cỏ lồng vực, đuôi phụng, cỏ nước mặn… Cỏ dại rất dễ lây lan diện rộng do hạt cỏ nhẹ và chúng phát tán trong gió.
- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống và tấn công vào bên trong, nếu để kéo dài sẽ gây mất năng suất.
- Bọ trĩ: Chúng xuất hiện từ khi cây lúa mới mọc đến đẻ nhánh để hút nhựa lá và hoa làm cây lúa sinh trưởng bị còi cọc không thụ phấn được.
- Đạo ôn lá: Vết bệnh có màu trắng sau chuyển dần thành màu nâu nhỏ bằng đầu kim, nếu nhiễm nặng lá có thể bị cháy trụi và làm cho rễ bị thối.
- Rầy: Đây là khả năng truyền virus, thời gian ủ bệnh trong rầy tối đa là 10 ngày, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ lây lan nhanh chóng.
- Bạc lá lúa: Bệnh sẽ xuất hiện ở mép lá và có biểu hiện cháy dọc mép lá từ đầu chóp lá cháy xuống.
- Khô vằn: Các bẹ lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc là vị trí thường xuất hiện bệnh khô vằn. Giai đoạn đòng trổ đến chín sáp cây lúa sẽ dễ nhiễm bệnh nặng nhất.
- Nhện gié: Nhện sẽ tấn công bẹ lá, gân lá, gié lúa và trong hạt lúa bằng cách chích hút nhựa cây để lại nhiều sọc dài màu nâu tím ngoài bẹ lá.
- Sâu đục thân: Sâu hại sẽ gây hại bằng cách đục xuyên bẹ lá bên ngoài và đục vào đến nõn giữa làm cây bị mất chất dinh dưỡng.
Giải pháp quản lý dịch hại trên lúa vụ xuân – miền Bắc hiệu quả
Cỏ dại
- Thời điểm ngay sau khi sạ – 3 ngày: Sử dụng Nomefit 300EC với liều lượng 45ml/ 16L/ 360m2 và phun thuốc sau khi sạ 0 – 4 ngày.
- Phòng trừ cỏ sót: Sử dụng Vinarius 500WP với liều lượng 15gr/ 16L, thực hiện phun những vị trí có cỏ sót và ướt đều lá cỏ.
Kết quả phun thuốc có thể diệt sạch cỏ lồng vực khi áp dụng đúng liều lượng thuốc. Lúa vẫn có thể phát triển bình thường và có bị tác dụng phụ khi phun thuốc diệt cỏ.
Sâu cuốn lá nhỏ, bọ trĩ
Giai đoạn gieo (sạ) – kết thúc đẻ nhánh
Thời điểm này mật độ > 25 con/ m2 (tuổi 1, 2) sẽ dùng Goltoc 250EC với liều lượng 22,5ml/ 16L/ 360m2 và phun ướt đều mặt lá. Sâu chết > 90% sau khi phun thuốc và ức chế sự lây lan hiệu quả.
Giai đoạn đứng cái – làm đòng
Đến giai đoạn này thì sâu hại sẽ có mật độ > 10 con/ m2 (tuổi 1, 2) sẽ dùng Goltoc 250EC với liều lượng 22,5ml Goltoc + 4,5gr Godlra / 16L/ 360m2. Sau 2 đến 3 ngày phun có thể tiêu diệt được 90% sâu hại.
Đạo ôn lá
Giai đoạn gieo (sạ) – kết thúc đẻ nhánh
Khi bệnh mới xuất hiện sẽ dùng Tilbis Super 550SE với liều lượng 20ml/ 16L/ 360m2. Tiến hành phun đều mặt lá, bệnh có thể dừng hẳn và triệu chứng bệnh cũng mất dần.
Giai đoạn đứng cái – làm đòng
Đến giai đoạn này vẫn áp dụng Tilbis Super 550SE với liều lượng 20ml/ 16L/ 360m2. Ngoài phun đều mặt lá thì nên phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày nếu điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Rầy trên lúa
Giai đoạn đứng cái – làm đòng
Mật độ rầy > 300 con/m2 (tuổi 2 rộ) sẽ dùng thuốc Goldra 250WG với liều lượng 22,5ml Goltoc + 4,5gr Godlra / 16L/ 360m2. Nên đảm bảo phun ướt đều mặt lá và phun 1 – 2 lần giai đoạn này để diệt 90% rầy.
Giai đoạn trỗ bông
Khi mật độ rầy > 500 con/m2 (tuổi 2 rộ) dùng thuốc Matoko 50WG với liều lượng 15gr/ 16L/ 240m2 (1,5 bình/ sào BB). Tiến hành phun lần 1 vào giai đoạn này giúp hạn chế sự phá hoại của rầy.
Bạc lá, đốm sọc
Thời điểm bệnh mới xuất hiện (đặc biệt ruộng lúa lá có màu xanh tối) sử dụng Linacin 50WP với liều lượng 18gr/ 16L/ 360m2. Phun 1 đến 2 lần trong giai đoạn này giúp bệnh dừng và bộ lá xanh khỏe.
Khô vằn
Mức độ bệnh < 10% số dảnh áp dụng Bioride 50SC với liều lượng 20ml/ 16L/ 360m2. Khi áp dụng giải pháp quản lý dịch hại trên lúa vụ xuân – miền Bắc này cần pha thuốc đúng liều lượng để phát huy hiệu quả tối đa.
Đục thân, nhện gié
Phun phòng trong giai đoạn trổ bông với thuốc Goltoc 250EC với liều lượng 22,5ml/ 16L/ 240m2 (1,5 bình/ sào BB). Giải pháp quản lý dịch hại trên lúa vụ xuân – miền Bắc này có thể trừ được khô vằn, vàng lá hiệu quả.
Lem lép hạt
Lem lép hạt sẽ xuất hiện ở giai đoạn trổ bông, thuốc phòng bệnh là Tittus super 300EC với liều lượng 10ml/ 16L/ 240m2 (1,5 bình/ sào BB). Nên phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày khi lúa đã trổ để tăng hiệu quả.
Đạo ôn cổ bông
Thuốc phòng trừ đạo ôn cổ bông là Tilbis Super 550SE với liều lượng 20ml/ 16L/ 240m2 (1,5 bình/ sào BB). Nên điều tra kỹ trước khi quyết định chọn giải pháp quản lý dịch hại trên lúa vụ xuân – miền Bắc này.
Bên trên là những thông tin chi tiết về giải pháp quản lý dịch hại trên lúa vụ xuân – miền Bắc. Bạn nên truy cập vào website của Bosix để tìm hiểu thêm các hoạt chất đặc trị dịch hại chất lượng nhé.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống dịch hại trên cây lúa vụ xuân – miền Bắc tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm Bosix siêu sạch khuẩn – Linacin 40 SL tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-ditacin-new-98ml-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm MATOKO 50WG – 25gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/matoko-50wg-25gr/
Xem ngay sản phẩm MATOKO 50WG – 15gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/matoko-50wg-15gram/
Xem ngay sản phẩm BIORIDE 50SC – 500ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bioride-50sc-2/
Xem ngay sản phẩm TITTUS SUPER 300EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tittus-super-300ec/
Xem ngay sản phẩm GOLDRA 250WG – 81gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/goldra-250wg/
Xem ngay sản phẩm GOLDRA 250WG – 12,6gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/goldra-250wg-126gram/
Xem ngay sản phẩm TILBIS SUPER 550SE – 20ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilbis-super-550se/