GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY NHÃN

1. Tổng quan

/var/folders/kb/sc_wlbhx7txbfv2v6hk1_g9w0000gn/T/com.microsoft.Word/WebArchiveCopyPasteTempFiles/40a974a135604847be6773d742031d1e.jpg

Cây nhãn có tên khoa học Dimocarpus Longan thuộc họ bồ hòn Sapindaceae là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Quả nhãn ngoài các chất khoáng thì độ đường, Vitamin C và K khá cao là chất dinh dưỡng cần cho sức khỏe con người, quả nhãn thích hợp với ăn tươi. Nhãn tươi và nhãn chế biến là mặt hàng có giá trị tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước.

Cây nhãn là loại cây Á nhiệt đới, thích hợp trồng ở vùng xích đạo đến vĩ tuyến 300 thuộc châu Á, Úc, một số vùng châu Phi và châu Mỹ. Phần lớn tác giả cho rằng cây nhãn có nguồn gốc tại miền Nam Trung Quốc.

1.1 Tình hình gieo trồng

Nhãn được trồng ở các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan, Ấn Độ, Malayxia, Indonesia nhưng chỉ có Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan là có diện tích lớn.

Việt Nam tìm thấy cây nhãn trên 300 năm tuổi tại phố Hiến, xã Hồng Châu, TP Hưng Yên vì thế miền Bắc cũng là một trong những quê hương của cây nhãn. Diện tích trồng nhãn cả nước đạt khoảng 98 nghìn ha, cây nhãn được trồng ở tất cả các vùng trong cả nước và được phân bố chính như sau:

Các tỉnh phía Bắc 44 nghìn ha được trồng nhiều tại các tỉnh Sơn La 13,5 nghìn; Hưng Yên 2,8 nghìn; Hà Nội 2,2 nghìn; Lào Cai 1,6 nghìn ha. Ngoài ra cây nhãn còn được trồng khá tâp trung tại các tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

Các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long 36,7 nghìn ha đươc trồng nhiều tại các tỉnh Tiền Giang 7,8 nghìn; Vĩnh Long 10,5 nghìn; Đồng Tháp 4,5 nghìn; Bến Tre 6,3 nghìn; Sóc Trăng 3,3 nghìn, Trà Vinh 2 nghìn; Cần Thơ 1,6 nghìn, Hậu Giang 0,7 nghìn ha.

Các tỉnh Đông Nam Bộ 6,2 nghìn ha được trồng nhiều tại các tỉnh Tây Ninh 2 nghìn; Bình Phước 2 nghìn; Bà Rịa- Vũng Tàu 0,9 nghìn; TP Hồ Chí Minh 0,7 nghìn; Đồng Nai và Bình Dương mỗi tỉnh trồng khoảng 0,35 nghìn ha.

1.2 Kỹ thuật canh tác

Để cây nhãn phát triển tốt và đạt hiệu quả kinh tế cao người trồng nhãn cần áp dụng Quy trình kỹ thuật trồng nhãn do cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp tại địa phương ban hành. Đối với Quy trình kỹ thuật trồng nhãn người trồng cần nắm vững một số kỹ thuật then chốt sau: nhân giống, thiết kế vườn, thời vụ trồng, cách trồng, tủ gốc giữ ẩm, làm cỏ, tưới nước, tỉa cành và tạo tán, bón phân, xử lý ra hoa; tăng đậu quả và hạn chế rụng quả non, tỉa quả trên chùm quả, bao quả, phòng trừ sâu bệnh hại chính, thu hoạch và cách bảo quản.

1.3 Dịch hại chính

Cây nhãn cũng giống như nhiều loại cây trồng khác thường xuyên bị các dịch hại tấn công gây tổn thất về năng suất và chất lượng sản phẩm. Những loài sâu, bệnh hại chính trên cây nhãn bao gồm:

Về sâu hại: Sâu đục gân lá Acrocercops hierocosma; Sâu đục quả Conogethes punctiferadis (miền Nam) và Conopomorpha sinensis (miền Bắc); Bọ xít Tessaratoma papillosa; Rệp sáp Pseudococus sp; Nhện lông nhung Eriophyes litchi; Sâu đục thân Aristobia testudo; Câu cấu xanh Hypomeces squamosus (miền Nam) và Platymycterus sieversi (miền Bắc).

Về bệnh hại:  Bệnh chổi rồng hại nhãn là loại bệnh gây hại nghiêm trọng tại các tỉnh đồng băng Sông Cửu Long, năm 2012 diện tích nhiễm bệnh tại các tỉnh này lên tới 29.211 ha. Bệnh chổi rồng hại nhãn do vi khuẩn proteobacteria  nhóm phụ gamma gây hại mà nhện lông nhung là môi giới truyền bệnh; Bênh thối quả Phythophthora sp; Bệnh phấn trắng Oidium sp; Bệnh bồ hóng Meliola sp; Bệnh khô cháy hoa Phyllostica sp hoặc Pestalotia sp.

Nguồn: Nông dược Việt Nam

ĐẶT HÀNG ZALO