1. Giới thiệu chung
Họ Bầu bí (danh pháp khoa học: Cucurbitaceae) là một họ thực vật bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng. Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới, mặc dù có lẽ không quan trọng như họ Hòa thảo (Poaceae), họ Đậu (Fabaceae) hay họ Cà (Solanaceae). Phần lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn và sặc sỡ, rất dễ bị tổn thương trước ấu trùng của một số loài nhậy.
Cây leo thảo, có tua cuốn, đối diện với lá. Lá đơn, mọc cách, có cuống dài phiến lá hình tim rộng, mép nguyên hay phân thuỳ. Hoa đều, đơn tính, mẫu 5 – 4, cánh tràng lớn có màu sắc sặc sỡ, nhị 5 dính liền nhau ở mức độ nhiều hay ít; hoa cái đơn độc, bầu dưới, 3 ô, nhiều noãn đính trên giá noãn bên. (đặc trưng là bầu hạ, quả mọng bầu bí).
Một trong các đặc trưng đáng chú ý của bộ Cucurbitales là sự có mặt của hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các cánh hoa nhọn và dày (Matthews và Endress, 2004). Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhưng cũng có thể nhờ gió (các họ Coriariaceae và Datiscaceae).
Bộ này có khoảng 2.300 loài trong 7 họ và 129 chi. Các họ lớn nhất là Begoniaceae với 1.400 loài trong 2-3 chi và họ Cucurbitaceae với 825-845 loài trong 118 chi.
Các họ lớn của bộ Cucurbitales chứa một số loài có tầm quan trọng kinh tế. Đặc biệt, họ Cucurbitaceae chứa một số loài được biết đến nhiều như bầu (Lagenaria Niceraria), bí ngô (chi Cucurbita), mướp (chi Luffa), dưa hấu (Citrullus vulgaris), dưa vàng (Cucumis melo) và dưa chuột (Cucumis sativus). Họ Begoniaceae (thu hải đường) được biết đến vì có trên 130 loài được trồng làm cảnh.
2. Phân bố
Phần lớn cây trong họ bầu bí đều có dạng thân leo, sống 1 năm (Wikipedia, 2013). Cây dưa chuột (Cucumis sativus) có nguồn gốc ở Ấn Độ và đã được người Ấn Độ trồng để sử dụng làm thực phẩm từ cách đây khoảng 3000 năm. Từ Ấn | Độ dưa chuột được đưa đến Hy Lạp và Italia và nó nhanh chóng trở thành cây trồng chủ lực trong nền nông nghiệp của đế chế La Mã. Từ Rome dưa chuột được lan truyền sang Trung Quốc và phía nam nước Nga sau đó được đưa ra khắp thế giới bởi chủ nghĩa thực dân và thương mại bản địa (Wikipedia, 2013).
Theo thống kê của FAO (2013) diện tích trồng dưa chuột trên toàn thế giới đạt 2,1 triệu ha với sản lượng khoảng 65,3 triệu tấn. Năng suất trung bình cũng tăng liên tục qua các năm, nếu như năng suất trung bình năm 2000 chỉ là | 17 tấn/ha thì đến năm 2011 năng suất trung bình của dưa chuột trên thế giới đã đạt 31,3 tấn/ha.
Cây bí đao (Benincasa hispida) là cây rau trong họ bầu bí được trồng làm thực phẩm sớm nhất. Có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cây bí đao được trồng ở Florida khoảng 10.000 năm trước công nguyên, ở nam Mexico khoảng 7000 | năm trước Công nguyên và cũng lan truyền ra khắp thế giới bằng con đường thương mại (Kuntal Ghosh et al., 2011).
Ngoài tác dụng làm thực phẩm thì bí đao cũng được dùng như là một vị thuốc trong Đông y. Bí đao có tác dụng kiện tỳ, ích khí, tiêu thủy. Trường kỳ ăn bí đao có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân, chống béo phì. Bỉ đạo thích hợp cho người bị khí hư tỳ yếu, béo bệu,
Cũng như trên thế giới, cây rau họ bầu bí cùng với các cây trồng họ hòa thảo, họ đậu và họ cà là những cây trồng quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Các cây rau họ bầu bí được trồng phổ biến ở Việt Nam là: dưa chuột, dưa hấu, mướp hương, mướp đắng, bí ngô, bí xanh… Dưa chuột là cây rau trong họ bầu bí được trồng với diện tích lớn nhất tại Việt Nam. Năm 2009 diện tích trồng dưa chuột ở nước ta đạt 31.570 ha với năng suất trung bình khoảng 182,8 tạ/ ha, cao hơn so với năng suất trung bình của toàn thế giới (Tổng cục thống kê, 2010). Dưa chuột được trồng ở tất cả các tỉnh phía Bắc và phía Nam, nhưng diện tích dưa chuột được trồng tập trung với diện tích lớn ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng trồng dưa chuột tập trung như ở Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hà Nam đạt năng suất trên 230 tạ/ ha cao hơn nhiều so với trung bình cả nước
3. Chăm sóc
Chuẩn bị đất trước khi trồng:
– Các cây thuộc họ bầu bí có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, độ phì cao, giàu dinh dưỡng, pH trong khoảng 6-7.
– Trước khi trồng, tiến hành cày xới, bón thêm vôi bột rồi phơi ải đất trong khoảng thời gian tối thiểu 5-7 ngày để diệt mầm bệnh nhất là các loại ấu trùng, sâu, nấm bệnh có trong đất. Có thể phun khử trùng bằng thuốc gốc đồng vào chân đất.
– Sau khi phơi ải đất xong, đập đất cho nhỏ nhưng không nên quá vụn như cát.
– Với 1 gốc gồm 1 đến 2 cây: Trộn đều khoảng 1kg lân với 1 lượng đất khoảng 30-50kg đất khô đã đập vụn, trộn thêm phân chuồng hoai mục: phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá… càng nhiều càng tốt nếu có điều kiện. Bổ sung lượng giá thể (mùn dừa, tro, trấu hầm, trấu hun, vỏ lạc,…) vào hỗn hợp đất trên theo tỷ lệ 60 – 70% đất, 30 – 40% giá thể .
Ánh sáng
– Nên trồng trên những nơi có ánh sáng tối thiểu 6h/ngày.
– Nhiệt độ phát triển tốt khoảng 23-35 độ C 3.
Gieo hạt:
– Ngâm hạt giống trước khi gieo. Với các loại hạt này nên ngâm trong nước ấm, khoảng 40 độ C, khoảng 2-6h tuỳ loại. Lưu ý một số hạt để lâu cần mài mỏng hoặc cắt vát phần đầu nhọn của hạt (dùng dũa, dao hoặc đơn giản là mài vào đá mài).
– Sau khi ngâm thì đem rửa dưới nước sạch rồi để ráo nước. Tiếp theo cho vào khăn ấm vắt kiệt nước, bỏ vào túi nilon buộc kín, cất trong tủ lạnh ngăn mát (khoảng 20-25 độC). Sau 24-36 h, hạt nứt nanh, nấy mầm đem gieo vào bầu, khay gieo hoặc có thể gieo trực tiếp vào hỗn hợp đất trên.
– Độ sâu gieo hạt: từ 2-3 cm – Sau khi gieo, tưới nước đẫm lần đầu, các ngày sao tưới sao cho đủ ẩm bằng bình phun mưa, tránh rửa trôi hạt.
Chăm sóc
– Sau khi cây lên 2-5 lá thật thì có thể đánh cây ra trồng trong đất nếu trồng từ bầu, khay gieo hạt.
– Bón phân đạm (ure) để kích thích cây phát triển thân, lá.
Liều lượng bón: 1 chén đạm hoà tan trong bình chứa khoảng 20 lít nước sạch, tưới 2 ngày/lần, mỗi ngày khoảng 200-500 ml tuỳ theo tình trạng đất khô hay ẩm ướt. Nên tưới đạm vào buổi tối, sáng hôm sau tưới thêm nước rửa, chống sót cây. Hàng ngày vẫn tưới nước bình thường 2 lần/ngày.
– Sau khi cây lên tua cuốn thì cứ đề nó bò trên đất, không cho leo giàn vội. Khi cây cao đạt 2m, tiến hành khoanh gốc 1m, 1m cho lên giàn. Lưu ý khi khoanh gốc, nhẹ nhàng, cẩn thận khi khoanh tránh gẫy, dập thân cây. Khanh gốc xong thì phủ lớp giá thể ẩm, đất xốp lên các mắt, không phủ lên đoạn thân rồi tưới nhẹ nhàng. Theo dõi vài hôm (3-7 ngày). Khi thấy xuất hiện rễ phụ ở các đốt, hàng ngày lấp đất dần lên phần thân đã khoanh gốc đến khi dây khoảng 10 cm là được. – Bón thúc lần 1: Khi cây bắt đầu lên giàn thì bắt đầu bón thúc cho cây theo tỉ lệ: 3:1:1 (lân, đạm và kali). Mục đích để bổ sung vi lượng cho cây, đặc biệt là những vi lượng cần thiết cho cây phát triển nhanh, ra hoa. Trộn đều hỗn hợp: 3 chén lân, 1 chén đạm ure, 1 chén kali vào nhau rồi hoà tan trong bình 25-30 lít nước hoặc chia nhỏ hỗn hợp phân vô cơ trên, lấy khoảng 1 chén hỗn hợp phân hoà tan trong bình 5-7 lít nước, rồi tưới 1 lần/ tuần. Hàng ngày vẫn tưới nước đều đặn 2 ngày/lần. Những hôm trời mưa thì không phải tưới.
– Theo dõi sự phát triển của cây: để ý những nhánh phía dưới giàn nếu thấy xuất hiện tiến hành cắt bỏ hết, chỉ để lại nhánh phía trên giàn, giúp giàn thông thoáng. Chỉ cắt ngọn chính, ngọn của nhánh để nguyên. Đối với một số cây trong họ bầu bí, đẻ ít nhánh cần tiến hành bấm ngọn để giúp cây phát triển nhanh, có thể kể đến là mướp các loại, khổ qua, gấc, dưa leo. Không nên ngắt ngọn cây bầu, bí trên giàn tránh trường hợp cây bị chột, phát triển chậm lại.
– Phân phối nhánh sao cho trải đều trên giàn để giúp lá quang hợp tốt nhất giúp cây phát triển nhanh, khoẻ tránh để các nhánh chồng lấn lên nhau, chỗ có chỗ không.
– Bón thúc lần 2: Sau khi thụ phấn thành công, hoa cái sẽ có xu hướng quay xuống dưới tạo quả, ta tiến hành bón phân theo công thức: 3:1:1 (lân, đạm, kali) nhưng tăng về lượng. Cụ thể: 1 chén hỗn hợp với 5 lít nước, tưới 1 lần/tuần. Tưới rửa sau khoảng 1h-5h.
– Sau khi thu hoạch quả, tiến hành bón bổ sung phân theo công thức trên, liều lượng có thể tăng đậm hơn vì bộ rễ đã phát triển rộng, nhiều để cây có đủ chất nuôi nhiều quả.
– Thường xuyên cắt tỉa lá già, lá bị sâu không còn khả năng quang hợp nhằm làm thông thoáng giàn.
– Cây chăm bón tốt có thể cho thời gian thu hoạch từ 3 – 5 tháng.
4. Sâu bệnh hại bầu bí
– Để hạn chế sâu bệnh nên áp dụng tổng hợp những biện pháp sau.
• Không trồng liên tục các cây thuộc cùng họ bầu bí trên cùng một chân đất.
• Nên dùng màng phủ nông nghiệp để loại trừ cỏ dại mọc trên đất.
• Thường xuyên cắt tỉa bớt lá già, lá bệnh, lá bị cháy không còn khả năng quang hợp, mất màu diệp lục.
• Vệ sinh nơi trồng sạch sẽ, thông thoáng.
• Thu gom lá, tàn dư của cây trồng sau khi thu hoạch xong.
• Phơi ải đất, bón vôi để diệt trùng mầm bệnh trước khi trồng vụ mới.
– Đối với sâu hại:
+ Bọ trĩ: thường hại trên lá ngọn chích hút nhựa làm đợt và lá non xoăn lại, hại nặng khi cây còn nhỏ, trong điều kiện khô, thiếu nước. Dùng các thuốc như Rigell , Confidor, Vìmatox, Trebon …
+ Nhện đỏ: chích hút nhựa ở mặt dưới lá, làm cho lá bị quăn queo, cũng hại nặng ở giai đoạn cây dưa còn nhỏ, dùng thuốc đặc trị : Saromite, GC – Mite, dầu khoáng SK enspray 99 EC, Goldra 250WG, Tomuki 50EC…
+ Đối với ruồi đục lá (sâu vẽ bùa): trong mô lá ăn mô lá, chừa lại phần biểu bì, tạo ra những đường đục ngoằn ngoèo. Là loại côn trùng hại dưa, bầu, bí tương đối phổ biến hiện nay, gây hại suốt quá trình phát triển của cây, ruồi hại nặng làm cây tàn sớm, rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm năng suất. Phun thuốc Trigard, Ofunack, Scout … khi mới xuất hiện trên lá non. Có thể sử dụng chế phẩm thần điền TP hoặc phun hỗn hợp: gừng, tỏi, ớt ngâm với rượu trắng hoặc cồn 70 độ C trong 7 ngày.
+ Đối với mướp còn xuất hiện loại bọ xít hút nhựa cây. Hiện chưa có thuốc diệt trừ hiệu quả loại này, tuy nhiên các bạn có thể bắt bằng tay: sử dụng kẹp y tế, bắt bọ xít bỏ vào 1 cái lọ rồi đem chôn.
– Đối với các bệnh:
+ Bệnh phấn vàng: xuất hiện khi mưa nhiều, cần thoát nước tốt, tỉa bỏ lá gốc cho thông thoáng, khi bị bệnh dùng các loại thuốc như Kimono.apc, Mexyl MZ, Binyvil, Daconil..
+ Bệnh khảm lá; do virus không có thuốc trị, do vậy bà con cần chọn giống tốt sạch bệnh bằng cách mua giống có nguồn gốc rõ ràng.
– Lưu ý: Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng, đảm bảo nguyên tắc “4 đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ – liều lượng và đúng cách” và đảm bảo thời gian cách ly.
5. Giá trị y học
Cây họ bầu bí có tiềm năng chữa ung thư và tiểu đường
Các hợp chất tạo nên vị đắng cho các loại quả thuộc họ bầu bí, gồm dưa leo, bí đỏ, mướp, dưa hấu và bí ngòi, có tiềm năng điều trị ung thư và tiểu đường – nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho biết
Quả và lá của những loại cây nói trên đã được sử dụng trong y học Ấn Độ và Trung Quốc hàng ngàn năm để chữa nôn mửa, làm thuốc Xổ và điều trị bệnh gan. Ngày nay, các chuyên gia tại Đại học California phát hiện hợp chất có tên cucurbitacin, vốn có nhiệm vụ bảo vệ cây chống lại sâu hại, có khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thu. Theo đó, nhóm nghiên cứu do Giáo sư sinh học thực vật William Lucas dẫn đầu đã tìm hiểu các gian làm nên vị đắng của dưa leo hoang dã, bằng cách sử dụng công nghệ thiết lập chuỗi ADN mới nhất. Kết quả là họ xác định được 9 gien có liên quan đến sự hình thành cucurbitacin. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học (Science) cũng cho thấy sự thay đổi về mặt di truyền của dưa leo đã khiến nó trở thành loại trái ăn được. Theo các chuyên gia, hiểu được quá trình biến đổi di truyền có thể giúp các nhà khoa học phát triển phương pháp giúp cây tạo ra cucurbitacin dễ dàng hơn và đủ nhiều để dùng trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng những thuốc có tiềm năng chữa tiểu đường và ung thư
6. Giá trị kinh tế
• Làm thức ăn (Luffa, Cucurbita, Lagenaria),
• Làm thuốc
• Làm cảnh.
• Giá trị xuất khẩu và phục vụ trong ngành chế biến công nghệ thực phẩm