Cây thơm hay còn được gọi là dứa, khóm – Một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, rất được ưa chuộng tại các nước phương Tây. Thơm thuộc loại cây dễ trồng, sinh trưởng mạnh, năng suất cao. So với những cây trồng khác thì cây dứa đem lại thu nhập
Thời vụ trồng cây dứa
Ở miền Bắc có 2 thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân vào tháng 3 – 4, vụ thu vào tháng 8 – 9. Trồng vụ xuân cây sinh trưởng gặp thời tiết ấm áp và có mưa, rất thuận lợi cho việc tích lũy dinh dưỡng để cây sớm ra hoa, cho quả to. Trồng vào vụ này, bạn nên trồng những chồi già và lớn thì cuối năm có thể ra hoa thuận lợi.
Ở miền Nam, bạn nên trồng vào đầu mua mưa bắt đầu từ tháng 4 – 6 đến cuối năm. Ngày ngắn, cây ra hoa thuận lợi hơn và thu hoạch vào tháng 5 – 6 của năm sau.
Riêng ở miền Trung, bạn nên trồng dứa vào 2 thời gian là từ tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11. Nếu trồng vào tháng 6 – 8 dứa sẽ bị ảnh hưởng bởi gió Tây Nam Bộ khô nóng, cây sẽ sinh trưởng chậm.
Chọn đất, làm đất trồng cây dứa
Khi lựa chọn đất trồng cần phải phù hợp, những nơi giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm khói, bụi. Nơi không bị ô nhiễm bởi các chất thải, hóa học gây độc hại. Bởi cây dứa rất dễ hấp thu tồn dư hóa chất ở trong đất gây nhiễm bệnh.
Trong trường hợp, cây dứa nhiễm các chất hóa học bạn nên sử dụng thuốc BVTV theo đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng trên bao bì. Đồng thời, thu gom và tiêu hủy bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng đúng quy định.
Về độ pH, cây dứa thích hợp với đất có tính chua, độ pH dao động từ 4,5 đến 5,5. Ngay cả trên đất phèn có pH bằng hoặc thấp hơn 4, cây dứa vẫn có thể phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, giống dứa thuộc nhóm Queen thường có khả năng chịu đựng độ pH chua tốt hơn so với các giống thuộc nhóm Cayen.
Xử lý chồi cây dứa
Việc xử lý chồi cây dứa nhằm mục đích cho cây mau bén rễ phát triển để phòng ngừa sâu bệnh. Trước khi trồng dứa bạn nên cắt bỏ các lá khô ở gốc. Nhúng ngập 1/3 chồi từ phía gốc vào dung dịch thuốc sâu để phòng trừ rệp và tuyến trùng gây hại rễ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ngâm chồi trong nước nóng khoảng 550 độ C ( 3 sôi + 2 lạnh ) trong 15 – 20 phút.
Khoảng cách và mật độ
Để dễ đi lại chăm sóc và thu hoạch, bạn nên trồng dứa theo hàng kép. Nghĩa là trồng thành từng băng 2 hàng một. Với khoảng cách giữa các băng từ 80cm, giữa 2 hàng trên băng 40cm, trên hàng cây khoảng 30cm. Đối với khoảng cách này thì mật độ là 55.000 cây/ha.
Nếu bạn muốn tăng mật độ trên 60.000 cây/ha thì trên một băng bạn có thể trồng 3 hàng, khoảng cách giữa mỗi hàng là 40cm. Thế nhưng, có 3 hàng nên việc làm cỏ trở nên khó khăn hơn và quả ở hàng giữa thường nhỏ hơn 2 hàng bên.
Tưới nước, giữ ẩm
Mặc dù cây dứa chịu hạn khá, có thể trồng ở những nơi đất khô cằn và các vùng đất dốc. Thế nhưng, vẫn cần tưới nước để sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao, thành phẩm tốt. Ở những vùng có mùa khô rõ rệt như phía Nam và các vùng đồi dốc cần phải chú ý việc tưới nước và giữ ẩm cho cây hơn.
Bón phân
Bón lót
Bạn nên sử dụng phân hữu cơ hoặc phân vi sinh, phân lân, và vôi bột để bón lót. Tốt nhất bón lót sớm ngay sau khi thiết kế vườn và đất làm xong. Lượng phân hữu cơ bón khoảng 10 – 15 tấn/ha. Lượng lân nguyên chất bạn không nên bón bôi quá nhiều, bởi cây dứa cần đất hơi chua và không ưa lượng canxi cao (P205) là 30 – 35kg. Đối với lượng vôi khoảng 1000 – 2000 kg/ha tùy vào độ chua của đất.
Trước khi trồng cây dứa trong vòng 1-2 ngày, bạn cần phải xử lý đất bằng thuốc chứa hoạt chất Abamectin như Dibamec 5WG hoặc chứa hoạt chất Acetamiprid như Checsusa 500 WP, Dogent 800 WG,… để phòng trừ toàn bộ các loại sâu bệnh gây hại như sâu đục thân, kiến và rệp sáp. Liều lượng thuốc sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Bón thúc
Việc bón thúc chủ yếu bằng hỗn hợp đạm và kali với liều lượng vừa đủ cho 1 cây là 5 – 8 giảm N + 10 – 15 giảm K2O. Chia bón 3 lần.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bón phân một lần ngay sau khi hoa nở xong để nuôi quả. Lần này, bạn chỉ nên dùng phân kali và bổ sung thêm một số vi lượng, nhất là Bo. Khi bạn đã dùng phân lân dạng Thermophotphat thì không cần bón thêm Magie. Nếu bạn dùng Super Lân thì nên bón thêm Magie nhưng với liều lượng khoảng 3kg/cây ở dạng đôlomit.
Xử lý chồi giống
Sau khi tách ra từ bó, bạn hãy chia chồi giống thành từng nhóm từ 15 – 20 chồi và bảo quản trong môi trường mát mẻ và râm.
Trước khi tiến hành trồng, bạn cần loại bỏ các lá khô ở phần gốc của chồi. Để đảm bảo phòng trừ các sâu gây hại rệp sáp và ngăn ngừa bệnh thối nõn, bằng cách bạn đem ngâm toàn bộ phần gốc của chồi vào hỗn hợp dung dịch thuốc chứa hoạt chất Methidathion như Supracide 40EC và hoạt chất Fosetyl Aluminium như Aliette 80WP. Sau khi ngâm, vớt ra để ráo nước và mang đi trồng.
Mời bạn đọc tham khảo thêm sản phẩm tại: https://bosix.com.vn/. Theo dõi Bosix để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích hơn nhé!
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống các bệnh gây hại ở cây dứa tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc-135ml/
Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc/
Xem ngay sản phẩm FUJIVIL 360SC – 100ml FUJIVIL 360SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/fujivil-360sc/
Xem ngay sản phẩm Bosix Ami – Top New – Tilgent 450SC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-amitatoc-new-240ml/
Xem ngay sản phẩm Bosix Pro1(20 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro-1-20kg-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm (Hàng đặt trước) PBL – Bosix UPS- 1Kg tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/pbl-bosix-ups-1kg/