Kỹ thuật trồng chè – Chăm sóc cây chè sau thu hoạch đúng chuẩn

Mỗi mùa vụ chè đều đòi hỏi thao tác chăm sóc cây chè sau thu hoạch của nhà vườn với các kỹ thuật nhất định. Thông qua thao tác này bạn sẽ góp phần nâng cao năng suất chè cho những mùa vụ tiếp theo. Bài viết sau đây từ Bosix sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng chè chi tiết.

Đốn và cắt tỉa tán cây chè sau khi thu hoạch

Đốn chè với mục đích chính là bỏ phần thân cành, lá bị già úa, sâu bệnh để thay thế bộ khung tán mới. Thông qua thao tác chăm sóc cây chè sau thu hoạch này mà cây có thể tăng cường sinh trưởng sinh dưỡng và kéo dài chu kỳ kinh tế của cây chè. Sau đốn cây chè có thể bước giai đoạn ngủ nghỉ với thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Khi cắt tỉa cành cây chè thì bạn nên chọn cành khô già, cành yếu hoặc sâu hại để loại bỏ khỏi vườn cây. Hoặc những cành bị dị dạng giúp cải thiện độ thông thoáng cho từng cây.

Đốn và cắt tỉa tán cây chè sau khi thu hoạch

Thực hiện dọn vệ sinh cho toàn bộ vườn chè

Khi bạn đã thực hiện cắt tỉa hoàn tất thì phải tiến hành dọn dẹp sạch sẽ và thu gom cành đã cắt tỉa ra khỏi vườn. Sau đó bạn sẽ mang tất cả đi tiêu hủy nhằm đảm bảo độ thông thoáng, sạch sẽ cần thiết cho vườn chè. Đây là thao tác quan trọng để chăm sóc cây chè sau thu hoạch hiệu quả.

Tưới nước cho vườn chè khi đã thu hoạch 

Giai đoạn thu hoạch hoàn tất cũng là thời điểm mà bạn cần phải cung cấp nước cho cây cần đầy đủ để hỗ trợ cây phân hóa mầm hoa và tăng kích thước lá. Quá trình tưới nước thì bạn không được tiến hành quá sớm hoặc quá muộn. 

Thời điểm nhất mà bạn nên tưới chè là lần 2 cần cách lần đầu từ 22 – 27 ngày để đảm bảo thoát nước tốt. Nếu tưới nước quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến bộ rễ và làm cho cây không sống lâu được.

Thực hiện dọn vệ sinh cho toàn bộ vườn chè

Bón phân cho cây để chăm sóc cây chè sau thu hoạch

Bón phân được xem là một giai đoạn hết sức quan trọng khi bạn thực hiện chăm sóc cây chè sau thu hoạch. Thông qua các loại phân bón mà cây được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng giúp cây nhanh chóng hồi phục sau khi thu hoạch. Khi bón phân thì bạn phải tìm hiểu kỹ và áp dụng cách bón phân phù hợp nhất.

Bởi sau một thời gian sinh trưởng thì cây thường sẽ bị suy kiệt và không còn đủ điều kiện để sinh trưởng cho mùa vụ tiếp theo. Do đó bạn phải bón phân kịp thời để cây phục hồi và chuẩn bị cho mùa vụ sau.

Đối với cây chè thì bạn có thể áp dụng Bosix Pro6 để tăng khả năng phục hồi nhanh sau mỗi lứa thu hái hoàn tất. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp thúc đẩy khả năng phục hồi rất nhanh. Kèm theo đó, phân bón còn giúp hạn chế tình trạng rụng lá và thối búp, tránh bệnh vàng lá, khô đầu cành.

Bạn sẽ thực hiện bón phân vị trí xung quanh gốc với khoảng cách từ 15cm đến 20cm. Bạn có thể đào rãnh xung quanh theo hình mép tán cây, bón phân trực tiếp xuống để rễ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng.

Bón phân cho cây để chăm sóc cây chè sau thu hoạch

Kiểm tra sâu bệnh hại cho vườn chè

Trong quá trình chăm sóc cây chè sau khi thu hoạch thì bạn nên kiểm soát sâu bệnh hại để ngăn chặn chúng tấn công cây chè trong mùa vụ sau:

Bệnh phồng lá chè

Bệnh phồng lá chè thường xuất hiện ở lá non, cành non và ở mép lá. thì vết bệnh sẽ lớn hơn. Lá sẽ xuất hiện các chấm nhỏ hình giọt dầu màu vàng nhạt và khi vết bệnh lớn dần thì màu cũng nhạt dần. Dưới mặt lá có thể bị phồng lên và lõm xuống có hạt phấn màu trắng có giới hạn rõ rệt với những phần lá bình thường. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm sau đây để khắc phục tình trạng bệnh hại:

  • Bosix Defen Pro – Tittus Super 300EC: liều lượng 10ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước
  • TITTUS SUPER 300EC: liều lượng 13 – 15ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước 
Bệnh phồng lá chè

Rầy xanh trên cây chè

Rầy xanh chủ yếu hút nhựa cây bằng vòi châm để sinh trưởng và tồn tại. Chúng chủ yếu bám vào cuống búp, lá non, gân chính, gân phụ phía dưới mặt lá non. Bạn có thể tiêu diệt rầy xanh bằng các hoạt chất là YOSHITO 200WP, SACHRAY 200WP hoặc PYLAGOLD 170SC.

Rầy xanh trên cây chè

Bọ xít trên cây chè

Bọ xít thường tập trung chích hút búp chè vào lúc sáng sớm và chiều tối để tấn công vào các bộ phận của cây chè. Khi có ánh nắng mặt trời thì chúng bắt đầu lẩn trốn, ẩn mình dưới tán chè. Chúng sẽ tấn công lên lá chè và tạo ra những vết châm trong như giọt dầu sau đó nhanh chóng chuyển thành màu nâu dễ phát hiện. Bạn muốn phòng trừ bọ xít trên cây chè thì có thể dùng CARBATOC 50EC với liều lượng 240ml thuốc/ 160 – 180 lít nước.

Bọ xít trên cây chè

Thông qua các thông tin bên trên thì bạn có thể hiểu rõ hơn về các kỹ thuật chăm sóc cây chè sau thu hoạch chi tiết nhất. Bạn có thể liên hệ với Bosix theo số 0963962066 để được tư vấn miễn phí.

Bạn có thể tham khảo các loại phân bón uy tín tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm Bosix Defen Pro – Tittus Super 300EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tilsuper-new-240ml-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm YOSHITO 200WP – 15gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/yoshito-200wp-15gr/

Xem ngay sản phẩm PYLAGOLD 170SC – 7,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/pylagold-170sc-75ml/

Xem ngay sản phẩm CARBATOC 50EC – 15ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/carbatoc-50ec-2/

Xem ngay sản phẩm Bosix Acemi- SACHRAY 200WP – 50gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/sachray-200wp-50gr/

Xem ngay sản phẩm DAISUKE 250EC -22.5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/daisuke-250ec-2/

Xem ngay sản phẩm Bosix Quinfen – Naldaphos 350EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-quinfen-naldaphos-350ec/

Xem ngay sản phẩm Bosix Acemi- SACHRAY 200WP – 50gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/sachray-200wp-50gr/

Xem ngay sản phẩm IMI GOLD – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/vipespro-150sc-10ml/

Xem ngay sản phẩm Bosix Quinfen – Naldaphos 350EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-quinfen-naldaphos-350ec/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *