“Tất tần tật” các bệnh thường gặp trên cây dứa và cách phòng trị

Dứa là loại trái cây nhiệt đới phổ biến tại Việt Nam với hàm lượng vitamin C dồi dào.Tại Việt Nam, dứa là nông sản dễ trồng vì có điều kiện thời tiết, khí hậu phù hợp. Tuy nhiên để cho ra những vụ dứa chất lượng là điều không mấy dễ dàng. Để nâng cao chất lượng nông sản cũng như hạn chế rủi ro, bà con nông dân cần biết cách phòng trị các bệnh thường gặp trên cây dứa sớm nhất. Hôm nay, Bosix sẽ giúp bà con tìm hiểu về sâu bệnh thường gặp khi vào vụ dứa xứ nhiệt đới này nhé.

Bệnh rệp sáp (Dysmicoccus brevipes)

Đây là loại bệnh gây hại nặng trên những vụ dứa trồng nhiều vụ, đặc biệt là vào mùa khô.

Mặc dù cây dứa ít bị sâu bệnh gây hại hơn các loại cây ăn quả khác. Tuy nhiên, các loại sâu bệnh có khả năng ảnh hưởng đến cây dứa lại gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Rệp sáp là một trong số đó. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh rệp sáp trong vụ dứa

Rệp sáp là loại trùng có hình bầu dục, màu hồng và toàn thân được phủ một lớp sáp trắng. Chúng có khả năng sinh sản cực kỳ nhanh chóng và mạnh mẽ. Cả ấu trùng và thành trùng rệp sáp thường sống tập trung dưới gốc, rễ của cây dứa. Đôi khi chúng di chuyển lên nách lá và quả, hút dịch lá gây hại trực tiếp tới cây dứa.

Những cây dứa  bị rệp sáp tấn công thường bị hư rễ khiên cây khô héo. Điều này khiến quả dứa kém phát triển và kém chất lượng.

Cách phòng trừ bệnh rệp sáp

Bạn có thể phòng trừ rệp sáp bằng cách phun trực tiếp hỗn hợp dung dịch thuốc chứa hoạt chất Methidathion như Supracide 40EC lên toàn bộ phần gốc chồi. Kết hợp sử dụng thuốc chứa hoạt chất Fosetyl Aluminium như Aliette 80WP.  Để ráo nước sau đó  mới đem đi trồng. 

Sau khi trồng, phun thuốc kỳ 5 – 6 tuần một lần với một trong các loại thuốc diệt rệp sáp hoạt chất Benfuracard.

Bệnh rệp sáp

Bệnh héo khô đầu lá wilt

Bệnh héo khô đầu lá wilt do virus gây nên, có thể lây lan qua chồi giống hoặc rệp sáp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh héo khô đầu lá wilt

Triệu chứng ban đầu của bệnh là xuất hiện các vệt màu đồng ở đầu các lá già. Sau đó, lá chuyển sang màu đỏ nhạt rồi đỏ đậm, bìa lá uốn cong về phía trên, đầu lá khô dần và toàn lá bị héo khô. Bệnh còn gây hại ở bộ rễ, làm cho các rễ non bị thối và toàn bộ hệ thống rễ bị hư, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng và nước của cây. Thời gian ủ bệnh của loại bệnh này là từ 3-8 tháng. Hiện nay, chưa có thuốc trị bệnh héo khô đầu lá wilt.

Cách phòng bệnh héo khô đầu lá wilt

Đây là loại bệnh chưa có thuốc đặc trị phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, bà con nông dân có thể áp dụng đồng thời các biện pháp canh tác, biện pháp cơ học để hạn chế bệnh hại. Bên cạnh đó có thể phòng trừ rệp sáp vì đây là môi giới truyền bệnh.

Bosix gợi ý cho bạn một số biện pháp canh tác có thể áp dụng:

Để phòng bệnh héo đỏ lá trên cây dứa, cần thực hiện các biện pháp canh tác sau:

  • Loại bỏ tàn dư cây dứa cũ: Nhằm hạn chế lây lan bệnh
  • Sử dụng giống khỏe, sạch bệnh: Chọn các giống dứa và chồi giống dứa ở các khu vực không bị bệnh để trồng.
  • Tiêu hủy cây bệnh: Cần tiêu hủy kịp thời để tránh lây lan bệnh sang các cây khác.
  • Luân canh cây trồng: Nên luân canh với các cây trồng khác để hạn chế sự phát triển của rệp sáp.
  • Phòng trừ rệp sáp: Tích cực phòng trừ rệp sáp bằng các biện pháp hóa học, sinh học hoặc canh tác để phòng rệp sáp.
Bệnh héo khô đầu lá wilt

Bệnh thối nõn ở cây dứa (Phytophthora spp.)

Bệnh thối nõn phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp, ẩm độ cao và sương mù. Bệnh gây hại nặng nhất ở giai đoạn dứa mới trồng từ 2-5 tháng. Những vườn dứa bón phân không hợp lý, đặc biệt là bón quá nhiều đạm cũng dễ bị bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nõn trong vụ dứa

Bệnh thối nõn là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên cây dứa, gây hại phần gốc lá non. 

– Khi cây bị bệnh, đỉnh sinh trưởng bị thối, thân cây và gốc lá có màu trắng đục, sau đó chuyển dần sang màu nâu đen. Chóp lá dần trở nên khô xám, tóp lại, mép lá cuộn nhẹ vào bên trong. 

– Cây bị lùn và chết dần, có thể dễ dàng rút các lá ngọn khỏi thân. Cây mang quả bị bệnh thì cuống quả bị thối, sau đó quả sẽ bị gẫy gục.

Bệnh thối nõn ở cây dứa

Cách phòng bệnh thối nõn ở cây dứa

–  Cũng giống như trong kỹ thuật phòng trừ rệp sáp. Bạn có thể xử lý phòng bệnh thối nõn bằng cách sử dụng hỗn hợp dung dịch thuốc có hoạt chất Methidathion như Supracide 40EC và thuốc chứa hoạt chất Fosetyl Aluminium như Aliette 80WP,…

–  Ngoài đồng ruộng, khuyến cáo bà con nên phun 3-4 lần thuốc có hoạt chất Fosetyl hoặc Metalaxyl. Mỗi lần phun cách nhau 15-20 ngày, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trên đây là Tổng hợp các bệnh thường gặp trên cây dứa và cách phòng trị chuẩn VietGAP mà các chuyên gia nông nghiệp tại Bosix giới thiệu đến bà con. Để có thể áp dụng phương pháp ngăn chặn dịch bệnh, nâng cao chất lượng cây trồng hiệu quả và phù hợp nhất liên hệ ngay tới số hotline 02422600639 của Bosix để được tư vấn nhanh chóng. Chúc bà con nông dân có một vụ mùa dứa bội thu.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống các bệnh thường gặp ở cây dứa tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc-135ml/

Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc/

Xem ngay sản phẩm FUJIVIL 360SC – 100ml FUJIVIL 360SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/fujivil-360sc/

Xem ngay sản phẩm Bosix Ami – Top New – Tilgent 450SC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-amitatoc-new-240ml/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro1(20 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro-1-20kg-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm (Hàng đặt trước) PBL – Bosix UPS- 1Kg tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/pbl-bosix-ups-1kg/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO