a. Bệnh thối đọt dứa
Thối đọt thường xuất hiện khi có những đợt mưa kéo dài
1. Tác nhân chính gây bệnh là do nấm Phytophthora sp.
2. Triệu chứng biểu hiện
Bệnh xuất phát từ lá non ở phần nõn dứa – phần tim hoa thị của cây.
Các lá cây bị bệnh sẽ chuyển màu từ xanh sang màu xỉn hơn hoặc xanh vàng; đầu lá có màu xám. Chỉ cần cầm nhẹ đầu lá rút lên là các lá bệnh bị rời khỏi thân.
Mô bệnh và mô khỏe có sự phân biệt rõ ràng
Cây dứa nhiễm bệnh thấp dần xuống do các lá non bị thối rữa, gục dần. Rễ các cây bị bệnh ngắn, đen.
Cây dứa nhỏ thường dễ bị bệnh thối nõn tấn công mạnh hơn cây lớn
Bệnh gây hại mạnh vào thời điểm thời tiết nóng ẩm cao và có thể gây thối chồi hàng loạt
b. Thối gốc, chồi dứa
1. Tác nhân chính là nấm Thielaviopsis paradoxa
2. Triệu chứng biểu hiện
Bệnh có thể xuất hiện cả trên thân, chồi, lá hay quả của cây dứa
Trên chồi, bệnh thâm nhập qua các vết thương khi bà con tác chồi. Ngoài ra, thối gốc, chồi còn thâm nhập vào thời điểm bảo quản, vận chuyển chồi giống. Ban đầu vết bệnh chỉ là các chấm màu vàng, sau đó vết bệnh lan rộng dần ra rồi gây thối thoàn bộ thân hay gốc chồi giống. Vết bệnh khi nặng chuyển sang màu nâu đen
Trên quả bị bệnh, dấu hiệu ban đầu là vết đốm úng hình nón, vết này sẽ chuyển dần sang màu vàng sau đó là màu đen và nhanh chóng thối. Bệnh lây lan trên quả vào giai đoạn quả mới hình thành thông qua nhị hoa tại các mắt quả và trên quả chín thống qua vết thương cơ giới, vết côn trùng chích
3. Tác hại
Thối gốc, chồi gây tấn công nặng gây thối hàng loạt gốc dứa giống gây tổn thất về chi phí giống cho bà con và nguy cơ ảnh hưởng thời vụ trồng dứa nếu không kịp thời chuẩn bị được giống thay thế
Ngoài ra, bệnh tấn công trên trái dứa non, dứa sắp cho thu hoạch gây trực tiếp ảnh hưởng tới năng suất thu quả của người trồng dứa
Công thức tham khảo: Sakinzai 800WG (Fosetyl Aluminium) + Linacin 40SL (Kasugamycin + Ningnanmycin)