Sâu bệnh hại trên cây đào khá đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau tương ứng các đặc tính riêng biệt. Bạn sẽ dựa vào đặc điểm của từng loại để có cách phòng trừ hiệu quả. Bosix sẽ giúp bạn tìm hiểu về các biện pháp phòng trừ sâu hại chuẩn nhất hiện nay.
Đặc điểm của sâu bệnh hại trên cây đào
Sâu đục thân, đục cành và đục gốc
Sâu đục thân, đục cành, đục gốc chính là sâu non được sinh ra từ xén tóc. Khi chúng trở thành đục thân tạo nên đường đục và chui vào lớp vỏ để phá hoại cây trồng. Nếu bạn quan sát bên ngoài cây thì sẽ dễ dàng nhìn thấy các lỗ đục do sâu hại tạo ra dễ dàng.
Rệp cây hại đào
Rệp sẽ gây ra hiện tượng lá đào bị vàng và cuộn lại, chúng có lưng mang đốm đen, bụng màu xanh, vàng hoặc nâu đỏ. Thời điểm tháng 5 chính là thời gian rệp gây hại mạnh nhất. Đến tháng 6 – 7 thì chúng bắt đầu bay sang cây khác để phá hoại cây.
Chúng thường tập trung vào các vị trí ngọn non, cuống lá hoặc mặt dưới lá để phá hoại. Cây sẽ khó có thể sinh trưởng và phát triển vì bị chích hút, từ đó cây bị cằn cỗi, dần rụng lá và hoa.
Nhện đỏ trên cây đào
Nhện đỏ sẽ gây hại bên trên biểu bì và chích hút mô dịch của lá cây làm cho lá cây từ màu xanh chuyển sang màu vàng. Bạn có thể thăm vườn và quan sát nhìn thấy lớp tơ mỏng giống các vết trắng lấm tấm trên bề mặt lá. Nếu bạn để cho nhện đỏ phát triển nhanh thì chúng có thể gây hại cả cành non, gây khô cành và chết.
Bọ phấn trắng
Bọ phấn trắng là tên gọi chung của các loại côn trùng gây hại trên cây đào phổ biên hiện nay. Loại sâu bệnh hại trên cây này có màu trắng tinh như bột, trên cơ thể chúng bám loại bột này khá dễ nhận diện.
Dù là ấu trùng hay bọ trưởng thành thì chúng đều thực hiện hình thức gây hại bằng cách chích hút nhựa lá làm cho lá bị suy dinh dưỡng. Lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và làm cây kém phát triển. Khi cây không thể phát triển thì hoa sẽ khô nở được hoặc có nở cũng không đảm bảo chất lượng tối ưu.
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây đào
Sâu đục thân, đục cành, đục gốc
Đối với các loại sâu trưởng thành thì bạn có thể dùng vợt hoặc bắt bằng tay khi sâu trong thời gian con trưởng thành vũ hoá. Kèm theo đó, sâu đã đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch thì mới bắt chúng được.
Đối với sâu non thì bạn có thể diệt sâu non bằng cách cắt hoặc bẻ cành non bị héo. Ngoài ra, bạn nên áp dụng thêm các phương pháp hóa học bằng thuốc BVTV để trừ sâu bệnh hại trên cây đào.
- PYLAGOLD 170SC (7,5ml thuốc/ 12 – 16 lít nước)
- YASAKI 270SC (15ml thuốc/ 12 – 16 lít nước)
Rệp gây hại trên cây
Bạn nên thường xuyên thăm vườn để loại bỏ những cành bị sâu bệnh, cành già, lá cây rụng trong vườn để tạo độ thông thoáng. Kèm theo đó, bạn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh xâm nhập phát sinh hại cây.
Nếu đang trong mùa nắng thì bạn nên dùng vòi phun nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám để làm rệp không thể phát sinh trên cây được. Nếu rệp đang lây lan trên diện rộng thì bạn có thể sử dụng Bosix Karra New với liều lượng 20ml thuốc/ 8 – 20 lít nước.
Nhện đỏ
Để phòng trừ nhện đỏ thì bắt buộc bạn phải đảm bảo độ thông thoáng cho vườn. Bạn sẽ kiểm tra bộ lá cây nhằm phát hiện sớm và đưa ra cách phòng trừ nhện kịp thời.
Trong quá trình bón phân thì bạn nên chia thành từng đợt và phải bón cân đối giữa hàm lượng dinh dưỡng đạm, lân và kali. Nếu cây đào bị nhện gây hại nhiều bạn có thể bón thêm phân lân và kali để phòng ngừa bệnh hại.
Bạn cần thường xuyên thăm vườn và tỉa bỏ những cành, lá không cần thiết bên trong tán cây. Bạn nên tưới nước đúng liều lượng để giữ ẩm cho cây trong mùa khô. Bạn nên phun TOMUKI 50EC với liều lượng 25ml thuốc/ 12 – 16 lít nước, phun 600 – 800 lít nước/ ha để tiêu diệt nhện đỏ.
Bọ phấn trắng
Phòng trừ bọ phấn trắng thì bạn nên trồng cây với mật độ vừa phải, không nên trồng mật độ dày. Kèm theo đó, bạn bón phân cân đối phân N-P-K, không nên bón thừa đạm. Với cách canh tác này thì bạn có thể giúp cây phát triển tốt, tăng sức chống chịu cho cây.
Bạn có thể tận dụng các loài thiên địch là bọ rùa, kiến 3 khoang, nhện các loại… Chúng có khả năng khống chế sự phát triển bọ phấn trắng với mức độ thấp nhất.
Bạn nên kết hợp các loại thuốc phun phòng trừ bọ phấn trắng với liều lượng đúng hướng dẫn, các loại thuốc đặc trị sâu hại này là:
- NAKAMURA 252EC (240ml thuốc/ 200 lít nước)
- YASAKI 270SC (15ml thuốc/ 12 – 16 lít nước)
Thông qua bài viết bạn đã có thể cập nhật được một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây đào hiệu quả. Để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cây trồng khác bạn hãy truy cập vào website Bosix https://bosix.com.vn/ nhé.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây đào tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm YASAKI 270SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/yasaki-270sc/
Xem ngay sản phẩm PYLAGOLD 170SC – 7,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/pylagold-170sc-75ml/
Xem ngay sản phẩm Bosix Karra New – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-karra-new-100ml/
Xem ngay sản phẩm NAKAMURA 252EC – 240ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/nakamura-252ec/
Xem ngay sản phẩm YASAKI 270SC – 15ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/yasaki-270sc-15ml/