Tìm hiểu đặc tính và cách ngăn chặn sâu bệnh hại trên cây mít

Từng loại sâu bệnh hại trên cây mít đều có những đặc trưng riêng về phương thức gây hại. Bạn cần phải nắm rõ để định hướng cách phòng bệnh hiệu quả cho cây trồng. Những thông tin bên dưới sẽ giúp bạn đưa ra cách phòng trừ sâu hại ở cây mít hiệu quả nhất.

Đặc trưng của các loài sâu bệnh hại trên cây mít

Sâu đục cuống quả trên cây mít 

Các loài sâu đục quả trưởng thành thường có đặc tính đẻ trứng vào ban đêm trên vỏ trái non. Ấu trùng của loại sâu này sẽ có cơ thể có màu chấm đen, đầu màu vàng dễ nhận biết.  

Đây là sâu bệnh hại trên cây mít thường tấn công vào phần tiếp giáp giữa các trái hoặc phần giữa trái tiếp giáp thân cây. Sâu tấn công khá nhiều vị trí trên trái nhưng chủ yếu là vị trí gần cuống trái. Đối với sâu mới nở thì chúng có thể tấn công vào trái, dù trái non hay sắp chín đều bị tấn công. 

Những trái bị sâu hại mặc dù vẫn phát triển nhưng vị trí vết đục thường bị thối và khô làm giảm chất lượng khi thu hoạch. Trái sẽ bị rụng nếu bị hư hại nặng và làm giảm sản lượng trái.

Sâu đục cuống quả trên cây mít 

Bọ cánh cứng trên cây mít

Loài sâu bệnh hại trên cây mít này có màu đen và  sừng dài, chúng hoạt động vào thời điểm trời mát từ 18 – 21 giờ. Chúng có thể dùng hàm dưới cắn tạo vết thương và đẻ trứng ngay tại vị trí đó. 

Sâu non khi nở ra sẽ bắt đầu đục vào phần dưới vỏ để phát triển, tại chỗ sâu cắn sẽ có lỗ nhỏ và mọt đùn ra phía bên trong. Đây được xem là đối tượng gây hại nghiêm trọng cho mạch gỗ của thân cây. Chúng có thể làm làm cây chết nhanh và tạo điều kiện cho các nấm bệnh xâm nhập.

Bọ cánh cứng trên cây mít

Rệp sáp trên cây mít

Những con rệp trưởng thành thì trên người có thể phủ đầy tua và bột sáp màu trắng. Chúng thường phát triển mạnh vào mùa khô với vòng đời từ 25 đến 30 ngày. 

Rệp chích hút trên lá, trên trái, hoa,… và tấn công từ giai đoạn trái non cho đến khi thu hoạch nhưng cây phát triển chậm. Ngoài ra, rệp có thể tiết ra mật ngọt thu hút các loại nấm bồ hóng làm giảm chất lượng của trái.

Rệp sáp trên cây mít

Rầy mềm trên cây mít

Rầy mềm thuộc dạng côn trùng nhỏ, thân mềm và có hình quả lê đặc trưng riêng biệt. Ấu trùng và rệp trưởng thành sẽ bắt đầu hút nhựa cây từ lá, chồi và búp gây ra hiện tượng lá bị quăn. Kèm theo đó, cây sẽ còi cọc không phát triển được dẫn đến khô héo và chết cây nếu không ngăn chặn kịp thời. 

Rầy mềm trên cây mít

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mít

Sâu đục cuống quả

Bạn nên thường xuyên vệ sinh vườn và thu hoạch cắt tỉa những cành già, cành sâu bệnh để hạn chế sâu phát triển. Bạn nên tiêu hủy nhanh chóng các trái còn nhỏ bị sâu đục nặng để chúng không lây lan. 

Bạn có thể sử dụng các biện pháp hóa học thông qua thuốc BVTV để giảm sự gây hại của sâu đục cuốn, cụ thể là: 

  • Bosix Quin – Ema (22.5ml thuốc/ 16 – 18 lít nước và phun 800 – 1000 lít nước/ ha)
  • DAISUKE 250EC (25ml thuốc/ 16 – 18 lít nước và phun 500 – 600 lít nước/ ha)

Bọ cánh cứng

Bạn nên theo dõi vườn cây trong thời điểm đầu giờ sáng và chiều tối để tìm bắt hạn chế sinh sản của bọ. Thực hiện tỉa cành tạo tán thông thoáng, tiêu hủy những cành khô tránh thu hút con trưởng thành. 

Bạn có thể áp dụng bẫy đèn để diệt bọ trưởng thành vào thời điểm ban đêm và hạn chế tạo vết thương trên cây. Nếu phát hiện cành bị gây hại thì bạn nên nên cắt bỏ và tiêu hủy để diệt chúng nhanh chóng. 

Trường hợp phát hiện trên thân cây có lỗ sâu đục và bị chảy nhựa thì cần phun thuốc trừ sâu hại. CARBATOC 50EC chứa hoạt chất Emamectin và Lambda-cyhalothrin giúp tiêu diệt bọ cánh cứng hiệu quả. Bạn nên sử dụng thuốc với liều lượng pha 240ml thuốc/ 160 – 180 lít nước và phun 800 – 1200 lít nước/ ha.

Rệp sáp

Bạn muốn loại bỏ rệp sáp thì cần phải tạo tán thông thoáng, quan sát phát hiện sớm, tiêu hủy các cành hoặc trái bị rệp tấn công. Bạn có thể kết hợp moteur phun nước lên những chỗ có rệp để rửa trôi rệp hại. 

Trường hợp mật độ rệp sáp cao có thể phun các loại thuốc có hoạt chất đặc trị để ngăn ngừa rệp sáp gây hại. Bạn có thể tham khảo qua các sản phẩm trừ rệp sáp sau đây:

  • Bosix trừ sâu rệp – Wofatac 350EC (240ml thuốc/phuy 200 lít nước)
  • MATOKO 50WG (15gr thuốc/ bình 16 – 18 lít nước)

Rầy mềm

Bạn có thể sử dụng lợi thế từ các thiên địch như kiến vàng, nhện,… để tiêu diệt rầy mềm. Nhanh chóng cắt bỏ những cành, lá bị rầy mềm bám nhiều và thăm vườn thường xuyên khi cây ra đọt non, lá non. 

Phun thuốc khi mật số rầy cao bằng thuốc IMI GOLD chứa hoạt chất Imidacloprid đặc trị rầy mềm hiệu quả. Bạn nên quan sát và phun thuốc kịp thời để ngăn chặn rầy phát triển.

Bên trên là những thông tin chi tiết liên quan đến sâu bệnh hại trên cây mít thường gặp nhất. Bosix sẽ luôn đồng hành với bạn để giúp tiêu diệt các loại sâu hại hiệu quả nhất, bạn hãy gọi ngay số 0963962066 để được tư vấn cụ thể nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống sâu bệnh hại trên cây mít tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm Bosix Quin Ema – Daisuke 250EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/daisuke-250ec-240ml-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm DAISUKE 250EC -22.5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/daisuke-250ec-2/

Xem ngay sản phẩm CARBATOC 50EC – 15ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/carbatoc-50ec-2/

Xem ngay sản phẩm Bosix trừ sâu rệp – Wofatac 350EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tru-sau-rep-100ml/

Xem ngay sản phẩm MATOKO 50WG – 15gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/matoko-50wg-15gram/

Xem ngay sản phẩm IMI GOLD – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/vipespro-150sc-10ml/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

ĐẶT HÀNG ZALO