Muốn tăng sản lượng cho khi trồng chè thì bạn phải có các phương pháp trị bệnh sâu hại trên cây chè hiệu quả. Nếu bạn không điều trị kịp thời có thể làm cho tình trạng sâu hại nghiêm trọng hơn và khó có thể khắc phục được. Bosix sẽ giúp bạn giải quyết khó khăn này trong bài viết bên dưới nhé.
Các loại sâu hại thường gặp trên cây chè
Bọ cánh tơ
Đối với các búp chè bị hại thường sẽ có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm, đôi khi lá bị nhăn hoặc biến dạng. Ngoài ra, là còn có biểu hiện khô, giòn dễ vỡ vụn và khi chế biến sẽ có vị đắng hơn, pha chè nước cũng bị vàng kém xanh. Bọ cánh tơ thường gây hại trên các nương chè khô hạn, còi cọc và chè già.
Rầy xanh
Rầy xanh là nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là chích hút lá và đọt non, làm cho các lá nhỏ kém phát triển, để lại vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
Đối với các búp non thường sẽ xuất hiện các vết chấm đỏ như kim châm dọc đường gân lá và búp non cong lại vàng và khô dần. Các lá non bị hại thường có màu hồng tím và năng hơn khi lá cong khô dần từ mép lá vào trong.
Nhện đỏ
Nhện đỏ gây hại quanh năm và thường sẽ phát triển trong điều kiện nóng và ẩm, đặc biệt nếu mùa mưa có nắng ráo vài ngày hoặc mùa nắng nóng. Nếu nhiệt độ càng cao thì số lương nhện sinh sản càng nhiều. Bạn cần có phương pháp trị bệnh sâu hại trên cây chè để không cho nhện tiếp tục sinh sôi.
Bọ xít muỗi
Bọ xít muỗi thường sẽ tác động qua các mô thực vật và gây ra hiện tượng hoại tử, sẹo lá và biến dạng trái. Vết chích thường là đốm đen, làm giảm giá trị trái và tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập, gây thiệt hại cho cây chè.
Sâu ăn lá
Sâu ăn lá chủ yếu vào lúc trời khô ráo và sau cơn mưa sâu sẽ tấn công trên các lá tạo thành những lỗ thủng và gần đó, đôi khi bạn thấy lá bị biến dạng có thể có phân do sâu ăn xong để lại. Nếu để mật độ sâu nhiều có thể làm trui các lá non, giảm khả năng quang hợp và làm cây bị suy yếu.
Mọt đục cành
Mọt đục cây xuất hiện quanh năm nhưng thời điểm gây hại mạnh nhất là sau khi hết mùa mưa và đầu mùa nắng, trong thời điểm này bạn cần có cách trị bệnh sâu hại trên cây chè hiệu quả.
Vỏ cây bị mọt đục sẽ bắt đầu chuyển màu, có màu khác với những vùng còn lại. Nếu bị nặng hơn là lúc mọt đục vào lỗi, cắt đứt dòng vận chuyển nước và chất dinh dưỡng lên trên thì sẽ bị khô cành và chết cây.
Một số phương pháp điều trị bệnh sâu hại trên cây chè
Bọ cánh tơ
Bạn nên có phương pháp trồng và chăm sóc cây chè khỏe mạnh để cây chống chịu được bọ cánh tơ hiệu quả. Bạn cần hái chè thường xuyên để loại bỏ trứng, bọ cánh tơ non và trưởng thành.
Thỉnh thoảng bạn sẽ kiểm tra nương chè để bảo vệ và hỗ trợ thiên địch. Ban chỉ phun thuốc trừ bọ cánh tơ khi các sâu hại đạt ngưỡng mật độ phòng trừ từ 1 đến 2 con/búp. Bạn có thể sử dụng thêm các hoạt chất như Emamectin, Matrine để trị bệnh sâu hại trên cây chè.
Rầy xanh
Bạn có thể dùng thuốc có chứa hoạt chất đặc trị là Imidaclorid 70%, Thimamethoxam 25%, Acetamirid 30% trở lên. Bạn nên phun cách nhau 5-7 ngày/ 1 lần và bắt đầu khi cây có mũi giáo, trung bình 1 lần cây có đọt non thì bạn nên phun rầy khoảng 3 đến 4 lần. Bạn có thể tham khảo Bosix rầy rệp sáp, Bosix Defen Pro,….
Nhện đỏ
Nhện đỏ thường sẽ tấn công chủ yếu trên lá, ăn mất diệp lục và tạo thành chấm nhỏ li ti. Lá bị tấn công nặng sẽ bắt đầu chuyển từ xanh sang màu trắng xám. Bạn có thể kiểm tra bằng cách giũ nhẹ lá nếu nghi ngờ bị nhện đỏ lên tờ giấy trắng, khi thấy con vật nhỏ chuyển động thì cây đã bị nhiễm bệnh. Bạn nên sử dụng Bosix Aba New 36 EC để điều trị nhện đỏ.
Bọ xít muỗi
Bạn không nên bón quá nhiều phân đạm, tăng phân kali vào thời kỳ cây ra đọt non. Chú ý làm sạch cỏ dại, tỉa cành tạo tán để đồi chè được thông thoáng nhằm bảo vệ các loài thiên địch của bọ xít muỗi như kiến vàng.
Bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các hoạt chất là Alpha-cypermethrin, Abamectin+Matrine để phòng trị, hoạt chất Spinosad, Abamectin… để phòng ngừa bệnh. Cụ thể là Bosix Kara New, Bosix trừ sâu phổ rộng.
Sâu ăn lá
Vào thời tiết nắng nóng thì bạn nên kiểm tra vườn thường xuyên và phun thuốc ngừa định kì khi lá non mở gần hết. Khi bạn phát hiện có sâu hại thì phun các thuốc đặc trị sâu toàn vườn với các hoạt chất là Cyper- methrin, Lamda – cyhalothrin, Abamectin, Emamectin. Điển hình trong sản phẩm Bosix Hexa Vil New, Bosix Acemi, Bosix Spinosad,….
Mọt đục cành
Bạn có thể quét thuốc đặc trị sâu mọt có hoạt chất lưu dẫn, xông hơi và diệt trứng là Cypermethrin, lambda-cyhalothrin, Alpha – Cyperme- thrin…Các lỗ đục thường nhỏ nên có thể dùng bông gòn tẳm thuốc và nhét vào lỗ mọt đục. Kết hợp cùng phun thuốc trừ sâu mọt toàn vườn ( lưu ý phun kỹ vào thân, cành).
Bên trên là các thông tin chi tiết về những cách thức trị bệnh sâu hại trên cây chè hiệu quả. Hãy để Bosix giúp bạn bảo vệ các loại cây trồng khỏi các loại sâu hại nguy hiểm nhé.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc bảo vệ trừ sâu cho cây chè tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm Bosix Aba New (Newlitoc 36EC) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-aba-new-newlitoc-36ec/
Xem ngay sản phẩm Bosix Hexa Vil New tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bioride-50sc-bosix-anvil-new-1000ml-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm Bosix Acemi tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-acemi-100gr-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm Bosix Spinosad tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-spinosad-akasa-25sc-240ml/
Xem ngay sản phẩm Bosix trừ sâu phổ rộng tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tru-sau-pho-rong-shepatin-90-ec/
Xem ngay sản phẩm Bosix rầy rệp sáp tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tru-ray-rep-100gr/
Xem ngay sản phẩm Bosix Defen Pro tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tilsuper-new-240ml-coming-soon/