Trong quá trình trồng cây dâu tây thì nhà nông cần phải quan sát tỉ mỉ để phát hiện ra bệnh hại kịp thời. Tùy theo các bệnh thường gặp cây dâu tây mà bạn sẽ có cách khắc phục hiệu quả. Nếu bạn muốn hiểu rõ thì hãy xem qua các thông tin sau đây nhé.
Các bệnh thường gặp cây dâu tây
Bệnh thối quả
Nguyên nhân gây bệnh thối quả
Trường hợp độ ẩm cao, thời tiết và môi trường ẩm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm gây bệnh phát triển nhanh chóng. Các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh là Phytophthora, Botrytis cinerea,… Chúng sẽ xâm nhập vào trái dâu tây và gây ra hiện tượng thối rữa gây ra các bệnh thường gặp cây dâu tây.
![](https://bosix.com.vn/wp-content/uploads/2023/07/image-9.png)
Dấu hiệu để nhận biết
Các loại trái xanh khi cứng lại và chuyển sang màu nâu, còn đối với trái già sẽ chuyển màu trắng tái và bị mềm. Trái bị bệnh khô sẽ khá dai và bị mất hương vị cũng như có vị đắng khó chịu.
Trường hợp bệnh thối trái do nấm Rhizoctonia thì trái sẽ có màu nâu đậm ban đầu, sau đó chuyển sang thối và đen trái. Các bệnh thường gặp cây dâu tây nhìn chung thường sẽ xuất hiện khi trái đang giai đoạn chín tiếp xúc trực tiếp với đất trồng.
Biện pháp phòng bệnh thối trái
Bạn cây cần phải kiểm soát lượng phân đạm khi bón cho cây và tuyệt đối không được bón quá liều. Bạn nên phun thuốc trừ bệnh Bosix Fosynium gold- SAKINZAI 80WG để ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn.
Bạn cần đảm bảo không có sự tích tụ nước ở gốc cây và giữ cho lá cây luôn ở trạng thái khô ráo để tránh các bệnh thường gặp cây dâu tây. Bạn không được tưới nước quá mức và duy trì thông thoáng tốt trong tổng quan vườn cây.
Bạn nên dành thời gian thường xuyên kiểm tra cây dâu tây để phát hiện các quả bị nhiễm bệnh. Bạn phải nhanh chóng loại bỏ chúng để ngăn chặn sự lây lan cho những quả khác.
Bệnh đốm đen
Nguyên nhân gây bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen chủ yếu là do nấm Colletotrichum acutatum, trường hợp trời mưa nhiều hoặc bón quá nhiều đạm cho cây. Với thời tiết nhiều mưa thì bạn cần phải theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và khắc phục kịp thời.
Dấu hiệu để nhận biết
Dấu hiệu của bệnh này là dễ nhận biết nhất vì trên lá sẽ xuất hiện các đốm đen li ti. Kích thước và hình dạng các đốm này có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước từ nhỏ đến lớn và không đều. Những quả dâu tây bị nhiễm bệnh đốm đen có thể lan rộng và gây hỏng cả quả dâu.
![](https://bosix.com.vn/wp-content/uploads/2023/07/image-10.png)
Cách phòng trừ bệnh đốm đen
Nếu vườn dâu tây có dấu hiệu bị bệnh đốm đen thì nên phun thuốc trừ bệnh Bosix Fosynium gold- SAKINZAI 80WG để khắc phục các bệnh thường gặp cây dâu tây hiệu quả.
Bạn nên đảm bảo cây dâu tây có đủ không gian thông thoáng để phát triển và không bị che phủ quá nhiều. Đây là cách để giảm độ ẩm và tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm gây các bệnh của cây dâu tây.
Bệnh mốc sương
Nguyên nhân bệnh mốc sương
Điều kiện ẩm ướt và môi trường lạnh chính là nguyên nhân gây ra bệnh mốc sương trên dâu tây. Bệnh này thường xuyên xuất hiện vào mùa đông hoặc mùa mưa sẽ là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển nấm gây bệnh.
Nấm trắng sẽ thường tấn công các vết thương trên lá, hoa và quả dâu tây nên gây ra hiện tượng bị nhiễm trùng. Nếu bạn trồng mật độ của cây quá cao và khi cây dâu tây đặt sát nhau cũng làm tăng nguy cơ nấm gây bệnh.
![](https://bosix.com.vn/wp-content/uploads/2023/07/benh-moc-xam-thoi-trai-dau-tay-2.jpg)
Dấu hiệu để nhận biết
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh mốc sương trên cây dâu tây là sự xuất hiện của mốc trắng trên bề mặt lá. Mốc sẽ biểu hiện dưới dạng lớp sương mờ mịt hoặc các đốm trắng nhỏ trên mặt quả. Khi cây có bệnh này thì thường có mùi hôi, hôi mận hoặc mùi mốc vô cùng khó chịu.
Cách phòng trừ bệnh mốc sương
Biện pháp phòng trừ hiệu quả là bạn nên phun thuốc trừ bệnh Bosix Ami top New để ngăn sự vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bạn nên tưới nước vào buổi sáng, giữ cho lá cây có thời gian để khô ráo. Bạn nên thường xuyên tỉa các nhánh và lá dư thừa tạo điều kiện thông gió trên cành cây.
Bạn có thể áp dụng phân bón hữu cơ và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng để cây có thêm sức đề kháng. Hoặc áp dụng pyrethrum để thu hút côn trùng tự nhiên tăng thêm quá trình thụ phấn hạn chế các bệnh thường gặp cây dâu tây.
Bệnh phấn trắng
Nguyên nhân gây bệnh phấn trắng
Bệnh phấn trắng đến từ nguyên nhân từ nấm Sphaerotheca macularis gây ra với khả năng phát tán rất nhanh. Loại nấm này sẽ xuất hiện nhiều ở nhà kính và dàn che nilon so với quá trình canh tác ngoài trời.
Nấm phấn trắng có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái. Bệnh gây hại đến những giai đoạn sinh trưởng của cây trong thời kỳ cây đã ra hoa và ra quả.
![](https://bosix.com.vn/wp-content/uploads/2023/07/image-11.png)
Dấu hiệu nhận biết
Ban đầu vết bệnh phấn trắng sẽ thường xuất hiện một lớp bột trắng ở mặt dưới lá cây. Lá bệnh thường sẽ khuynh hướng cuốn tròn phía trên và để lộ mặt sau lá là lớp bột màu trắng.
Biện pháp phòng bệnh phấn trắng
Bạn nên phun thuốc trừ bệnh Bosix Ami Top New để hạn chế sự xuất hiện của nấm gây bệnh. Bạn nên theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và ngăn chặn lây lan sang các cây khác.
Ngoài ra, còn có các bệnh thường gặp cây dâu tây khác như bọ trĩ, sâu ăn lá, sâu đục quả và bệnh cây như héo xanh lở cổ rễ, chết ẻo…Bên trên là các thông tin cơ bản liên quan đến các bệnh thường gặp cây dâu tây mà bạn cần phải quan tâm nhiều hơn. Nếu bạn muốn mua các loại phân bón chất lượng hãy liên hệ với Bosix theo số 02422600639 để đặt hàng uy tín nhé.
Bạn có thể tham khảo các loại phân bón cho cây dâu tây tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
![](https://bosix.com.vn/wp-content/uploads/2023/07/image-20.png)
Xem chi tiết sản phẩm Bosix Ami-Top New – 200ml tại đường link này: https://bosix.com.vn/?product=bosix-amitatoc-new-240ml
![](https://bosix.com.vn/wp-content/uploads/2023/07/image-21.png)
Xem chi tiết sản phẩm Bosix Fosynium gold- SAKINZAI 80WG – 100gr tại đường link này: https://bosix.com.vn/san-pham/sakinzai-80wg-100gr/