Các loại sâu bệnh hại trên cây mận sẽ có một số đặc điểm riêng biệt mà nhà vườn cần phải hiểu rõ. Chỉ khi bạn hiểu được đặc tính của chúng mới có thể tìm ra thuốc đặc trị phù hợp nhất. Để hiểu rõ hơn về các loại sâu hại này bạn hãy cùng Bosix tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Những loại sâu bệnh hại trên cây mận
Sâu ăn lá và sâu lông trên cây mận
Đây là sâu bệnh hại trên cây mận tấn công vào những lá non, bông hoặc trái của cây trồng. Sau mỗi giai đoạn lột xác thì chúng có thể tăng kích thước và tấn công nhiều hơn vào cây mận.
Sâu lông thường có màu đen, màu nâu vàng hoặc màu đỏ rất dễ quan sát bằng mắt thường. Chúng chủ yếu ăn những lá non và ăn phần lá và chừa lại phần gân lá làm cây không thể sinh trưởng tốt.
Nếu bạn không xử lý sâu hại nhanh chóng thì chỉ một thời gian ngắn sâu lông có thể ăn trụi tất cả lá non và đọt non. Cây không thể quang hợp và phát triển, thậm chí dẫn đến chết cây.
Rệp sáp và rầy mềm
Rầy, rệp chính là những loại sâu bệnh hại trên cây mận khá quen thuộc với nhiều nhà vườn. Chúng có thân màu trắng và thường bám vào các đọt non, trái non và thân cây để hút nhựa tồn tại. Các phần lá bánh tẻ chính là bộ phận mà sâu hại thường xuyên tấn công.
Rầy mềm là loại rầy nhỏ có kích thước nhỏ hơn so với rệp sáp với màu vàng nhạt và đen đặc trưng. Chúng chủ yếu tập trung gây hại chủ yếu ở các trái non và gây ảnh hưởng đến chất lượng trái.
Ruồi vàng đục trái
Nhà vườn thường lo lắng khi có sự xuất hiện của ruồi vàng trong vườn cây, vì đây là một loại sâu hại cực kỳ khó trị. Chúng sẽ gây hại cây thông qua hình thức chích vào trái và đẻ trứng. Khi ấu trùng dòi sẽ bắt đầu tấn công vào phần thịt làm cho cho trái bị thối. Do đó, trái bị gây hại có thể rụng ngay từ khi còn nhỏ gây ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế của nhà vườn.
Ruồi vàng đục trái sẽ tấn công vào trái nhiều nhất tại thời điểm mưa lớn và độ ẩm cao. Nếu bạn không có biện pháp khắc phục thì hầu hết các quả có trên cây đều bị dòi và không thể ăn được.
Sâu đục thân và đục cành
Đây được xem là loại sâu bệnh chuyên phá hoại trên thân cây hoặc cành của cây mận. Chúng chủ yếu sống bằng cách ăn nhựa cây, lõi cây và sinh sản ấu trùng trên cây. Khi nở thì ấu trùng sẽ tiếp tục phá hoại thân cây làm cho cây bị lở loét, khô cành, gãy nhánh và chết cây trong nếu kéo dài.
Biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cây mận
Sâu lông và sâu ăn lá
Sau mỗi mùa vụ thì bạn cần tiến hành tạo tán, tỉa cành thông thoáng nhằm hạn chế sâu hại đẻ trứng gây hại. Bạn nên thường xuyên thăm vườn, kiểm tra và phát hiện sâu để khắc phục kịp thời.
Bạn cần phải luôn đảm bảo vệ sinh vườn sạch sẽ, bạn có thể kết hợp thả kiến vống vàng hoặc ong mắt đỏ để ngăn chặn sâu hại. Thực hiện thu gom các cành lá có ổ trứng và sâu non tiêu hủy để mầm bệnh không lây lan.
Chủ động phun ngừa vào các giai đoạn cây ra đọt non hoặc khi phát hiện thấy sâu xuất hiện bằng PYLAGOLD 170SC. Thuốc có chứa các hoạt chất là Indoxacarb, Chlorfenapyr và Inner Ingredient giúp tiêu diệt sâu nhanh chóng. Bạn nên pha thuốc với liều lượng 7,5ml thuốc/ 12 – 16 lít nước và phun 800 – 1200 lít nước/ ha.
Rệp sáp và rầy mềm
Bạn nên thực hiện tỉa lá già và tiêu hủy lá có rệp gây hại để ấu trùng không dính vào cây khỏe mạnh. Khi thu hoạch hoàn tất thì các tàn dư chính là nơi chứa lượng lớn trứng và rệp hại trưởng thành. Bạn lưu ý không nên bón nhiều phân đạm, tưới đủ ẩm nếu thời tiết nắng nóng hoặc mùa khô.
Bạn có thể phun thuốc khi sâu hại phát triển mạnh để ngăn chặn chúng sinh trưởng, các loại thuốc đặc trị bao gồm:
- GOLDRA 250WG (Liều lượng 81gr thuốc/ 120 – 160 lít nước, phun 800 – 1000 lít nước/ ha)
- YOSHITO 200WP (Liều lượng 15gr thuốc/ bình 16 – 18 lít nước, phun 800 – 1000 lít nước/ ha)
Ruồi vàng
Để phòng trừ ruồi vàng thì hãy dùng vải màn để bao toàn bộ cây nếu có đủ điều kiện kinh tế. Bạn nên thu nhặt hết các quả thối, rụng, dị dạng,…và nhanh chóng tiêu hủy để mầm bệnh được tiêu diệt.
Bạn có thể sử dụng Bosix trừ sâu rệp – Wofatac 350EC với liều lượng 240ml thuốc/phuy 200 lít nước, phun 800 – 1200 lít nước/ha. Bạn nên thực hiện phun ướt đều mặt lá để phát huy tác dụng tối đa.
Sâu đục thân và đục cành
Bạn có thể dùng dao nhỏ khoét ngay lỗ đục để tìm sâu nằm bên trong, bắt sâu hoặc phát hiện nhộng để tiêu diệt kịp thời. Hoặc bạn dùng bông gòn thấm thuốc nhét vào lỗ đục và lấy đất sét trám bít lại để sâu không thể phát triển. Bạn nên dùng Bosix Quin – Ema với liều lượng 22.5ml thuốc/ 16 – 18 lít nước để ngăn chặn sâu hại.
Thông qua bài viết bạn đã có thể hiểu rõ hơn về đặc trưng của các loại sâu bệnh hại trên cây mận. Bạn có thể áp dụng các sản phẩm Bosix gợi ý bên trên để tiêu diệt sâu hại hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống sâu bệnh hại trên cây mận tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm PYLAGOLD 170SC – 7,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/pylagold-170sc-75ml/
Xem ngay sản phẩm GOLDRA 250WG – 12,6gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/goldra-250wg-126gram/
Xem ngay sản phẩm GOLDRA 250WG – 81gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/goldra-250wg/
Xem ngay sản phẩm YOSHITO 200WP – 19gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/yoshito-200wp-19gr/
Xem ngay sản phẩm YOSHITO 200WP – 15gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/yoshito-200wp-15gr/
Xem ngay sản phẩm Bosix trừ sâu rệp – Wofatac 350EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tru-sau-rep-100ml/
Xem ngay sản phẩm Bosix Quin Ema – Daisuke 250EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/daisuke-250ec-240ml-coming-soon/