Cây thanh long thuộc họ Cactaceae có nguồn gốc từ vùng khí hậu khô nhiệt đới Trung Mỹ. Hiện nay, việc sản xuất thanh long đã góp phần tăng doanh thu và giải quyết việc làm cho nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh. Nhằm cung cấp cho người trồng thanh long những kiến thức cơ bản về phòng trừ sâu bệnh hại áp dụng vào thực tế. Bosix xin giới thiệu cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây thanh long ngay trong bài viết dưới đây!
Kiến
Kiến đen Paratrechina sp. và kiến lửa Solenopsis sp. là hai loại kiến phổ biến gây hại trên cây thanh long. Chúng thường gây hại vào mùa hè nắng nóng, đặc biệt là giai đoạn chuyển mùa. Kiến cắn đục tàn phá gốc cây và làm hỏng hom giống, cành, nụ, hoa, tai, quả.
Biện pháp phòng trừ
– Bạn hãy áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Thường xuyên vệ sinh vườn, dọn dẹp sạch sẽ các cành cây khô để tránh làm nơi ẩn nấp của kiến.
– Bạn có thể dùng Padan 3H trộn cùng với cát và rải đều quanh gốc hoặc những nơi kiến làm tổ. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm 3 phun thẳng vào các đoạn cành bị kiến tấn công.
– Tại những vườn bị nhiễm nặng khi cây thanh long có nụ hoa, bạn có thể sử dụng thuốc hóa học để phun trừ. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo thời gian cách ly an toàn. Không nên sử dụng thuốc hóa học một tuần trước khi thu hoạch.
– Để xử lý triệt để sâu bệnh gây hại cho cây thanh long, bạn hãy sử dụng bẫy ngọt: đường: mật ong: nước (1: 3: 0,5: 1) kết hợp với thuốc BVTV để diệt kiến. Có thể sử dụng cơm dừa, mỡ động vật, ruốc,…trộn với Spinosad, Azadirachtin, Clothianidin rải lên đầu trụ thanh long hoặc xung quanh gốc thanh long để diệt kiến.
Bọ trĩ
Bọ trĩ xuất hiện quanh năm, đặc biệt gây hại ở những vườn thanh long có nhiều cỏ dại. Loại bọ này gây hại từ giai đoạn nụ cho tới khi héo râu, gây nên hiện tượng “mắc võng”. Từ đó, làm giảm giá trị thương phẩm và thu nhập.
Biện pháp phòng trừ
– Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM. Hãy thường xuyên vệ sinh vườn sạch sẽ và tránh để cỏ dại phát triển. Bởi cỏ dại là nơi trú ngụ của bọ trĩ và chính là cầu nối để bọ trĩ gây hại cho cây thanh long.
– Sử dụng thuốc YOSHITO 200WP 15gr hoặc 19gr có chứa các thành phần: Dinotefuran 200g/kg và phụ gia đặc biệt 800g/kg. Liều lượng pha 15gr thuốc/bình khoảng 16 – 18 lít nước. Bạn nên phun 600 – 800 lít nước/ ha và phun ướt đều mặt lá.
– Ngoài ra bạn có thể sử dụng luân phiên thuốc BVTV: Spinetoram; Cyantraniliprole + Pymetrozine; Emamectin benzoate; Emamectin benzoate + Petroleum oil; Emamectin benzoate + Matrine; Abamectin + Bacillus thuringiensis.
Rệp sáp
Rệp sáp hay còn được biết đến với tên gọi là rệp dính thuộc loài chích hút. Loại rệp này thường xuất hiện nhiều trong mùa nắng nóng. Cơ thể rệp được bao bọc bởi một lớp sáp với các sợi tơ màu trắng giống như bông gòn. Chúng bám vào cuống quả và bề mặt của quả để chích hút nhựa. Nếu mật số rệp cao sẽ làm cho các quả thanh long non bị héo khô, quả già thì méo mó.
Biện pháp phòng trừ
– Bạn nên trồng thanh long với mật độ hợp lý
– Thường xuyên làm sạch cỏ dại và giữ cho vườn luôn thông thoáng
– Tỉa bỏ, tiêu hủy hoàn toàn các cành cây bị hại nặng.
– Sử dụng luân phiên thuốc BVTV (chỉ phun khi thật cần thiết): Spirotetramat; Cyantraniliprole + Pymetrozine; Emamectin benzoate; Emamectin benzoate + Petroleum oil; Clothianidin kết hợp với chất lan trải bề mặt Surfactant Siloxane Alkoxylate.
Bọ cánh cứng
Bọ cánh cứng thường gây hại ở vỏ và tai của quả thanh long. Chúng gây vết thương để tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh và vi khuẩn xâm nhập. Loại bọ này gây hại quanh năm, vào đầu hoặc cuối mùa mưa, nhất là những vùng giáp rừng.
Biện pháp phòng trừ
– Bạn hãy thường xuyên vệ sinh vườn và phát quang bụi rậm, cỏ dại, bón phân chuồng hoai mục.
– Bọ trưởng thành thường có kích thước lớn và dễ phát hiện, biện pháp tốt nhất là bạn nên bắt bằng tay.
– Đối với những vùng bị bọ cánh cứng gây hại nặng, bạn hãy sử dụng đèn để bẫy vào thời điểm đầu và cuối mùa mưa.
Ốc sên, sên trần và ốc ma
Ốc sên, sên trần và ốc ma phát triển gây hại mạnh nhất là vào mùa mưa, ẩm thấp. Ban ngày chúng ẩn nấp ở những nơi mát mẻ, dưới lớp rơm hoặc lá tủ gốc. Ban đêm chúng xuất hiện và ăn phá vào phần non của cành, hoa, quả thanh long. Để lại những vết trầy xước tạo điều kiện thuận lợi cho các nấm gây bệnh tấn công như bệnh thán dư.
Biện pháp phòng trừ
– Thường xuyên vệ sinh vườn và phát quang bụi rậm, cỏ dại, bón phân chuồng hoai mục theo định kỳ.
– Tẩm thuốc diệt ốc vào hoa của thanh long ngay sau khi rút râu. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng biện pháp bón phân nhóm lân cùng vôi cũng hạn chế được các loại bệnh này, kể cả ốc gạo ăn rễ tơ.
– Sử dụng thuốc BVTV hoạt chất Cafein + Nicotine Sulfate + Azadirachtin để diệt ốc.
Rầy mềm
Rầy mềm ( Toxoptera sp) gây hại trên hoa, quả thanh long bằng cách chích hút nhựa. Chúng để lại vết chích nhỏ trên vỏ quả cho tới khi quả chín sẽ mất màu đỏ của quả và làm mất giá trị xuất khẩu.
Biện pháp phòng trừ
– Bạn có thể phun các thuốc bảo vệ thực vật hiện đã được cho phép lưu hành trên thị trường có hoạt chất như: Cyantraniliprole + Pymetrozine; Emamectin benzoate; Emamectin benzoate + Petroleum oil; Clothianidin,… theo liều lượng khuyến cáo. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết và phun trên đọt non.
Các loại bọ xít
Bọ xít thường sử dụng vòi chích hút vào vỏ quả, gây vết thương nhằm tạo điều kiện cho nấm bệnh và vi khuẩn gây hại.
Biện pháp phòng trừ
– Thường xuyên vệ sinh vườn thanh long và phát quang bụi rậm, cỏ dại.
– Sử dụng các loại thuốc phòng trừ rầy theo nồng độ đã được khuyến cáo. Lưu ý, bạn nên phun lên vườn thanh long ngay khi phát hiện bọ xít.
Ruồi đục quả
Đây là đối tượng nguy hiểm và còn là một trong những đối tượng kiểm dịch vô cùng khắt khe của nhiều nước nhập khẩu thanh long trên thế giới. Khi ruồi cái chích vào vỏ quả và đẻ trứng vào bên trong thì bên ngoài vỏ dấu chích sẽ biến thành màu nâu. Một thời gian, trứng nở thành giòi ăn phá bên trong quả làm thối quả và rụng.
Biện pháp phòng trị
– Vệ sinh vườn thường xuyên, bạn nên thu hái hoặc tiêu hủy những quả bị bệnh còn sót lại trên cây sau khi thu hoạch. Bởi khi quả chín rụng chính là nơi lưu tồn ruồi làm tăng mật số rất nhanh.
– Ngoài ra, bạn có thể sử dụng pheromone bẫy ruồi đực. Tẩm pheromone trộn với thuốc trừ sâu vào miếng thấm và gắn vào bẫy, treo lên cành cây. Lưu ý, cần tránh ánh sáng chiếu trực tiếp vào bẫy, cứ 2 tuần thay thuốc một lần.
– Sử dụng luân phiên các thuốc BVTV có chứa hoạt chất: Emamectin benzoate; Emamectin benzoate + Matrine; Emamectin benzoate + Petroleum oil; Clothianidin. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết và phun trên đọt non.
Bài viết trên là một số thông tin về một số sâu bệnh gây hại trên cây thanh long và biện pháp phòng trừ Bosix đã chia sẻ. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn đọc có thêm sự hiểu biết sâu sắc hơn và áp dụng những biện pháp phòng trừ thích hợp.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống sâu bệnh gây hại ở cây thanh long tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc-135ml/
Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc/
Xem ngay sản phẩm FUJIVIL 360SC – 100ml FUJIVIL 360SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/fujivil-360sc/
Xem ngay sản phẩm Bosix Ami – Top New – Tilgent 450SC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-amitatoc-new-240ml/
Xem ngay sản phẩm Bosix Pro1(20 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro-1-20kg-coming-soon/
Xem ngay sản phẩm (Hàng đặt trước) PBL – Bosix UPS- 1Kg tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/pbl-bosix-ups-1kg/