Các loại bệnh sâu hại lúa chính là tác nhân làm cho chất lượng của lúa bị suy giảm khi thu hoạch. Sâu hại thường có nhiều đặc trưng khác nhau tùy theo chủng loại nên cần áp dụng biện pháp phòng trừ linh hoạt. Bạn muốn hiểu rõ hơn thì hãy cùng Bosix tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Những loại bệnh sâu hại lúa thường gặp
Sâu cuốn lá nhỏ trên lúa
Sơ lược về sâu cuốn lá nhỏ
Sâu cuốn lá nhỏ là một trong những loại bệnh sâu hại lúa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Loại sâu hại này thường sẽ gây hại từ thời điểm lúa đẻ nhánh đến lúc lúa ngậm sữa. Chúng thường thường phát sinh từ 6 đến 7 lứa mỗi năm và tập trung từ trung tuần tháng 8 đến đầu tháng 9 là chủ yếu.
Dấu hiệu nhận biết
Sâu sẽ tiến hành cạp phần nhu mô lá làm lộ ra lớp biểu bì trắng dọc theo gân lá. Những mùa vụ lúa bị sâu gây hại nặng thường bị ảnh hưởng đến năng suất do sâu cuốn lá làm giảm khả năng quang hợp và tăng tỉ lệ hạt lép cao hơn.

Sâu đục thân trên lúa
Sơ lược về sâu đục thân
Đục thân thường gặp trên lúa vào vụ mùa, các loại sâu non sẽ đục vào thân mạ, lúa cắn nõn lúa làm cắt đứt ngang cuống đòng, cuống bông. Điều này làm cho lúa bị bạc bông giai đoạn lúa trổ.
Dấu hiệu nhận biết
Sâu đục thân sẽ bắt đầu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa và cắn phá gây ra trường hợp dảnh lúa bị héo. Khi sâu tấn công vào phần dưới thì sẽ cắt đứt tổ chức bên trong. Lá non sẽ bị cuốn dọc, có màu xanh tái sạm, bắt đầu chuyển sang màu vàng và héo khô.

Rầy nâu trên lúa
Sơ lược về rầy nâu
Rầy nâu thường xuất hiện với mật độ lớn và gây hại nặng vào giai đoạn lúa trổ xong, ngậm sữa và bắt đầu chín. Ngoài gây hại trực tiếp thì rầy nâu còn trở thành trung gian truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây nguy hiểm cho mùa vụ.
Dấu hiệu nhận biết
Rầy là loại bệnh sâu hại lúa khá dễ nhận biết vì chúng bám trên thân lúa sát mặt nước để chích hút dịch lúa tồn tại. Nếu bạn để lúa bị rầy nâu truyền bệnh virus thì sẽ phát sinh ra bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây ảnh hưởng đến năng suất toàn bộ mùa vụ.

Bọ trĩ trên lúa
Sơ lược về bọ trĩ
Bọ trĩ là một loại sâu bệnh sâu hại lúa phổ biến, chúng gây hại trong thời điểm lúa còn non trong giai đoạn mạ, lúa hồi xanh và đẻ nhánh. Nếu bạn để ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ hại lúa gây ra sẽ càng nhiều hơn.
Dấu hiệu nhận biết
Bạn muốn nhận biết bọ trĩ trên cây lúa thì bạn sẽ đặt lòng bàn tay xuống nước cho ướt rồi quét trên ngọn các cây lúa. Trường hợp có nhiều con bọ trĩ bám trên tay thì nơi có mật độ bọ trĩ cao thì bạn cần có biện pháp phòng trừ sớm.

Phương pháp điều trị bệnh sâu hại lúa
Sâu cuốn lá
Bạn nên thực hiện vệ sinh đồng ruộng và diệt sạch cỏ dại thường xuyên xung quanh bờ làm cho sâu không có nơi cư trú chờ gây hại. Bạn lưu ý gieo sạ mật độ vừa phải với những giống lúa có lá to và chịu phân.
Bạn có thể xem xét sử dụng thuốc Goltoc 250EC với liều lượng 22,5ml/ 16L/ 360m2. Bạn nên lưu ý phun ướt mặt lá để có thể phát huy hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng thuốc.
Sâu đục thân
Bạn cần lưu ý vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch và bón phân cân đối, hợp lý. Thường xuyên theo dõi các đợt bướm ra quanh năm, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy trước khi bướm nở.
Bạn có thể áp dụng thuốc Goltoc 250EC với liều lượng 22,5ml/ 16L/ 240m2 (1,5 bình/ sào BB). Bạn nên đảm bảo kỹ thuật phun ướt đều mặt lá, phun lần 1 khi lúa thấp tho trỗ 3-5 % và phun lại lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày khi lúa đã trỗ. Bạn cần chú ý là phải điều tra kỹ trước khi quyết định phun lần 2 với từng dịch hại.
Rầy nâu
Các biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa thường là sử dụng giống lúa kháng rầy, gieo cấy mật độ thích hợp, bón phân cân đối. Bạn có thể kết hợp thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy, nếu phát hiện mật độ rầy cám >500 con/m2 thì thực hiện phun thuốc trừ rầy.
Thuốc sử dụng hợp lý là Matoko 50WG với liều lượng 15gr/ 16L/ 240m2 (1,5 bình/ sào BB). Bạn nên phun ướt đều mặt lá và phun lần 1 vào giai đoạn này để tiêu diệt rầy triệt để.
Bọ trĩ
Để phòng trừ bọ trĩ thì bạn nên vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, đặc biệt là cỏ môi – ký chủ chính của bọ trĩ. Khi gieo cấy bạn nên đảm bảo mật độ vừa phải và giữ nước không để ruộng khô.
Phun phòng bọ trĩ bạn nên chọn Goltoc 250EC với liều lượng 22,5ml/ 16L/ 360m2. Phương pháp xử lý hiệu quả là 22,5ml/ 16L/ 360m2 để tránh bọ trĩ gây hại năng trên lúa.
Bên trên là những thông tin chi tiết về bệnh sâu hại lúa và những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Bạn có thể truy cập vào website của Bosix https://bosix.com.vn/ để đặt hàng nhanh chóng nhé.
Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống bệnh sâu bệnh hại tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:
Xem ngay sản phẩm MATOKO 50WG – 35gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/matoko-50wg-35gr/

Xem ngay sản phẩm MATOKO 50WG – 25gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/matoko-50wg-25gr/

Xem ngay sản phẩm MATOKO 50WG – 15gr tại đây https://bosix.com.vn/san-pham/matoko-50wg-15gram/

Xem ngay sản phẩm DAISUKE 250EC -22.5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/daisuke-250ec-2/
