Chăm sóc cây cao su sau thu hoạch thế nào để cây phục hồi tốt?

Sau mỗi lần thu hoạch thì cây cao su cần phải được chăm sóc thật kỹ để cây tăng khả năng tạo mũ tối ưu. Bạn nên trang bị các kỹ thuật chăm sóc cây cao su sau thu hoạch để giúp cây tăng năng suất cũng như hạn chế cây bị suy kiệt chất dinh dưỡng. Tất cả sẽ được Bosix tổng hợp trong bài viết sau đây một cách chi tiết nhất.

Tỉa chồi và tỉa cành tạo tán cho cây

Bạn cần thực hiện tỉa chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để tạo điều kiện cho chồi ghép phát triển tốt. Đối với tỉa cành thì bạn nên thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành mọc lệch tán hoặc cành mọc tập trung.

Nếu bạn trồng cao su ở những vùng có gió mạnh thì nên giữ độ cao phân cành từ 2,2m trở lên. Bạn nên lưu ý khi cắt tỉa chồi bên thì nên duy trì 3 – 4 chồi ngang để hỗ trợ cho các ngọn chính. 

Tỉa chồi và tỉa cành tạo tán cho cây

Làm cỏ cho cao su 

Thời điểm sau khi thu hoạch cao su xong thì bạn nên làm cỏ để hạn chế tình trạng cỏ tranh giành chất dinh dưỡng với cây. Bạn nên làm cỏ theo băng kết hợp đường đồng mức với số lần là 3 lần/năm. Một số trường hợp khi chăm sóc cây cao su sau thu hoạch thì bạn có thể diệt cỏ bằng thuốc BVTV để tăng hiệu quả, điển hình là VINARIUS 500WP từ Bosix.

Bón phân để thuận tiện chăm sóc cây cao su sau thu hoạch

Việc bón phân chính là cách để bạn cải thiện tình trạng cây bị suy kiệt chất dinh dưỡng trong quá trình chăm sóc cây cao su sau thu hoạch. Các loại phân bón sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng để cây phục hồi tốt và cho sức sinh trưởng vượt trội. Bạn nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ để tăng độ an toàn cũng như hiệu quả cho cây trồng. Điển hình là các sản phẩm sau đây mà bạn nên tham khảo qua.

  • Bosix Pro4: Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển cân đối. Bạn có thể sử dụng phân bón với liều lượng 80-100kg/ha/lần.
  • Bosix Pro6: Giúp cây phục hồi nhanh sau mỗi lần thu hoạch và dưỡng cây tốt. Hạn chế tối đa tình trạng rụng lá và kích thích bộ rễ phát triển mạnh mẽ nhất. Bạn sẽ bón phân với liều lượng Bón 0,4-0,5 kg/cây/lần trong giai đoạn phục hồi.
Bosix Pro4

Quản lý sâu hại trên cây cao su sau khi thu hoạch

Việc chăm sóc cây cao su sau thu hoạch không thể thiếu quá trình quản lý sâu bệnh hại trên cây trồng. Bạn nên chú ý các loại sâu bệnh hại sau đây để đảm bảo an toàn cho cây:

 Sâu róm và sâu đo ăn lá 

Sâu hại chủ yếu ăn lá và chồi non cây cao su để tồn tại và sinh trưởng ngày càng nhanh chóng. Để hạn chế sự phát triển của sâu hại thì bạn nên vệ sinh vườn sạch và hợp lý. Bạn nên thường xuyên thăm vườn để phát hiện và tiêu diệt chúng nhằm làm giảm mật độ gây hại của sâu trên lá.

 Sâu róm và sâu đo ăn lá 

Nhện đỏ trên cây cao su

Nhện đỏ chủ yếu tập trung nằm ở mặt dưới lá, lá bị gây hại sẽ có hiện tượng gợn sóng. Hai mép của lá không đối xứng nên dễ lầm với triệu chứng thiếu kẽm (Zn), kèm theo đó là hai bên mép lá co lại. Bạn có thể áp dụng thuốc BVTV để ngăn chặn nhện đỏ, cụ thể là Bosix Quinfen – Naldaphos 350EC, TOMUKI 50EC.

Nhện đỏ trên cây cao su

Bệnh phấn trắng 

Khi bệnh tấn công trên lá sẽ làm xuất hiện nấm màu trắng ở hai mặt lá khá dễ nhận dạng. Bệnh gây rụng lá non và hoa cao su trên mọi lứa tuổi và phổ biến nhất là thời điểm cây thay lá. Bạn cần sử dụng các loại thuốc BVTV sau đây để phòng ngừa bệnh hại:

  • FUJIVIL 360SC: liều lượng phá 240ml thuốc/ 300 – 400 lít nước
  • KIMONO.APC 50WG: liều lượng pha 50gr thuốc/ 120 – 160 lít nước
  • KOROMIN 333EC: liều lượng pha 100ml thuốc cho 160 – 200L nước
Bệnh phấn trắng 

Bệnh nấm hồng

Bệnh nấm hồng thường xuất hiện trên thân và cành có vỏ đã hóa nâu khi đã thu hoạch mủ. Ban đầu vết bệnh thường gây hiện tượng chảy mủ và có tơ nấm hình mạng nhện màu trắng. Khi nhiễm bệnh thì cành sẽ chết, lá khô không rụng và phía dưới vết bệnh có thể mọc ra nhiều chồi. Bạn nên sử dụng Bosix Defen Pro – Tittus Super 300EC, Bosix Hexa – Vil New – Bioride 50 SC, BIORIDE 50SC để phòng ngừa bệnh hại.

Bệnh nấm hồng

Bệnh loét sọc mặt cạo

Bệnh thường gây hại trên vết thương mới và đường cạo mới của cây cao su được khai thác trong mùa mưa. Lúc mới hình thành bệnh thì những sọc đen nhỏ, thẳng đứng trên mặt cạo. Theo thời gian thì các vết bệnh sẽ liên kết thành sọc lớn, vỏ thối nhũn, mủ và nước vàng rỉ ra với mùi hôi cực kỳ khó chịu. 

Bên dưới vỏ bệnh có đệm mủ và nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể phá hủy một phần hoặc cả mặt cạo trên cây cao su. Khi thăm vườn bạn nên quan sát các dấu hiệu bất thường để phòng bệnh nhanh chóng.

Bệnh loét sọc mặt cạo

Thông qua bài viết bạn đã có thể định hướng được cách chăm sóc cây cao su sau thu hoạch hiệu quả nhất. Bạn có thể liên hệ Bosix theo số 0963962066 để được tư vấn và hướng dẫn chọn lựa sản phẩm phù hợp nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại phân bón uy tín tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro4(10 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro4-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro5(1 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro5-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm Bosix Quinfen – Naldaphos 350EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-quinfen-naldaphos-350ec/

Xem ngay sản phẩm FUJIVIL 360SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/fujivil-360sc/

Xem ngay sản phẩm KIMONO.APC 50WG – 12,6gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kimono-apc-50wg-126gr/

Xem ngay sản phẩm KOROMIN 333EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/koromin-333ec/

Xem ngay sản phẩm Bosix Defen Pro – Tittus Super 300EC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-tilsuper-new-240ml-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm Bosix Hexa – Vil New – Bioride 50 SC tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bioride-50sc-bosix-anvil-new-1000ml-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm BIORIDE 50SC – 500ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bioride-50sc-2/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *