Tổng hợp nguyên nhân và cách phòng trị các bệnh thường gặp của cây chè

Hầu như ai cũng cảm thấy lo lắng về các bệnh thường gặp của cây chè, đôi khi biện pháp phòng trị của bạn chưa thật sự hiệu quả. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân để định hướng cách điều trị cho các loại bệnh cụ thể ở cây chè. Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề này nhé. 

Các bệnh thường gặp của cây chè

Bệnh đốm lá

Bệnh này xuất phát từ nhện tấn công trên lá, ăn mất diệp lục của lá và hình thành chấm nhỏ li ti. Lá bị nhện tấn công nặng sẽ chuyển từ màu xanh sang màu trắng xám. Bạn muốn kiểm tra thì thực hiện bằng cách giũ nhẹ lá nghi ngờ bị nhện đỏ lên tờ giấy trắng hoặc màn hình điện thoại. Nếu bạn phát hiện có những con vật nhỏ chuyển động thì đó chính là nhện.

Bệnh đốm lá

Bệnh phồng lá chè 

Đây là một trong các bệnh thường gặp của cây chè thường sẽ xuất hiện ở các bộ phận là lá non, lá bánh tẻ hoặc cũng có thể ở cành non và quả non.

Ban đầu sẽ là các đốm nhỏ màu vàng nhạt, xung quanh vết bệnh sẽ bóng lên bất thường. Theo thời gian thì bệnh lớn dần, mặt trên thì lõm xuống, mặt dưới phồng lên, bên trên có phủ một lớp phấn màu trắng. Sau đó thì vết bệnh chuyển sang màu nâu và vết phồng khô xẹp xuống. 

Trường hợp vết bệnh vỡ sẽ phóng thích bào tử, thông qua  gió và mưa sẽ lan truyền đi nơi khác.

Bệnh thối búp chè 

Vết bệnh ban đầu sẽ xuất hiện một chấm nhỏ màu nâu đen ở vị trí non mềm của lá và búp chè. Những vết bệnh sẽ phát triển lớn và gây ra hiện tượng thối đen lá non và búp. Bệnh thối búp thông thường xuất phát từ nấm Colletotrichum theae Petch Bệnh phát triển trong thời tiết nóng và ẩm.

Bệnh thối búp chè

Bệnh chấm xám 

Bệnh hại này thường xuất hiện trên các lá già, lá bánh tẻ ở vị trí đầu mép lá hoặc giữa lá. Ban đầu là một chấm nhỏ màu nâu chuyển dần sang màu nâu đậm loang rộng ra. Thời gian sau bắt đầu chuyển dần thành màu xám trắng vành đồng tâm ranh giới của vết bệnh, các mô khỏe xuất hiện thêm một viền nâu đậm.

Nấm Pestalozzia theae là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh chấm xám. Nấm bệnh xâm nhập  thông qua các lỗ hở tự nhiên và thường xuất hiện vào mùa mưa.. Trong năm thì bệnh hại sẽ nặng nhất trong khoảng từ 5 đến 10 tháng.

Bệnh chết loang 

Nấm sẽ bệnh tấn công vào rễ làm chết cây làm cho phần rễ dưới đất bị mục nát, phần ngoài có lớp tơ trắng mịn. Giữa vỏ và rễ cây có sợi nấm màu nâu xám và hơi đen.

Bệnh thường gây chết chủ yếu ở chè già với tốc độ lây lan nhanh và thời gian phát bệnh trong khoảng từ 10 đến 15 tháng. Đây là một trong các bệnh thường gặp của cây chè khá nguy hiểm và cần được khắc phục nhanh chóng.

Bệnh chết loang

Phòng trừ các bệnh thường gặp của cây chè

Bệnh đốm lá

Bạn sẽ tiến hành kiểm tra vườn và phun ngừa định kỳ, đặc biệt là mùa mưa bạn nên phun ngừa 30 ngày/ 1 lần. Bạn có thể sử dụng thuốc có hoạt chất như mancozed, metalaxyl, metalaxyl + mancozed … 

Trường hợp vườn xuất hiện bệnh đốm lá thì bạn có thể sử dụng thuốc có hoạt chất như Dif- econazole + Propiconazole, metalaxyl, metalaxyl + mancozed … để hạn chế sự phát tán bệnh đốm lá trên vườn.

Bệnh phồng lá chè 

Bạn không nên bón quá nhiều phân đạm và bón phân đạm đơn độc, thường xuyên vệ sinh nương chè, cụ thể là diệt cỏ dại tạo độ thông thoáng trong nương chè.

Khi bạn phát hiện thấy có bệnh xuất hiện cần thực hiện hái chè triệt để, hái hết các vết lá bệnh mang đi tiêu hủy. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc có các hoạt chất như Difeconazole + Propiconazole….

Thuốc bảo vệ thực vật giúp phòng trừ các bệnh thường gặp của cây chè

Bệnh thối búp chè 

Bạn nên tránh bón quá nhiều phân đạm, đảm bảo cân đối bón phân và đặc biệt là bón phân hữu cơ và ủ phân. Vào những tháng nóng ẩm, đặc biệt các tháng 7, 8, 9 thì bạn nên thường xuyên kiểm tra nương chè nếu phát hiện có bệnh xuất hiện trên nương chè và ngắt đốt các chồi bị nhiễm bệnh. 

Trong trường hợp bệnh phát triển nhiều và cần phải phun thuốc phòng trừ thì nên dùng những loại thuốc có gốc đồng hoặc các thuốc chuyên đặc trị riêng.

Bệnh chấm xám 

Đối với bệnh chấm xám thì biện pháp phòng trừ khi bệnh mới xuất hiện có thể thu gom lá bệnh xử lý triệt để. Bạn nên đốn chè để tập trung trong thời gian ngắn nhất và sử dụng thêm thuốc bảo vệ thực vật.

Bệnh chết loang 

Những vùng chè bị bệnh chết loang thì bạn có thể bón phân chuồng cộng với Trichoderma hazianum để ngăn chặn bệnh lây sang các nương khác. Trong trường hợp chè già bị bệnh thì bạn nên đào gốc đem tiêu hủy để tránh lây nhiễm sang các cây khỏe. 

Chỗ gốc chè đã bị đào lên thì bạn có thể xử lý bằng vôi bột hoặc phun các loại thuốc như Fosetyl aluminium,… hạn chế mầm bệnh. Hiện tại, bạn nên chú ý phòng bệnh với hoạt chất Fosetyl aluminium và Bosix Pro5 để hạn chế vi khuẩn gây bệnh.

Thông qua bài viết bạn đã nắm rõ các thông tin cơ bản liên quan đến các bệnh thường gặp của cây chè. Nếu bạn muốn mua các sản phẩm đặc trị thì hãy liên hệ với Bosix theo số hotline 0963962066 để được tư vấn nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc bảo vệ thực vật cho cây chè tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm Bosix pro5 tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro5-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm Bosix Aba New (Newlitoc 36EC) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-aba-new-newlitoc-36ec/

Xem ngay sản phẩm Bosix Spinosad (AKASA 25SC) 240ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-spinosad-akasa-25sc-240ml/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *