Giải pháp phòng chống dịch hại trên cây chè từ tháng 3 – tháng 5

Căn cứ vào các loại dịch hại và thời điểm phát bệnh sẽ có giải pháp phòng chống dịch hại trên cây chè. Khi áp dụng đúng kỹ thuật thì bạn có thể tiêu diệt dịch hại triệt để và nhanh chóng. Nếu bạn chưa hiểu rõ thì hãy xem qua các hướng dẫn chi tiết bên dưới nhé.

Sơ lược về dịch hại trên cây chè từ tháng 3 – tháng 5

Rầy xanh

Rầy xanh thường sống tập trung ở mặt dưới lá chè nên thường khó phát hiện. Chúng sẽ chích hút nhựa theo gân lá non làm lá xoăn lại và bắt đầu chuyển qua màu hơi vàng. Nếu quan sát thì bạn sẽ thấy rìa lá bị cháy, rụng hoa và trái non bất thường. 

Rầy xanh chính là nguyên nhân truyền bệnh virus cho cây cây trồng gây nên các bệnh nguy hiểm. Rầy thường ưa chuộng ánh sáng đèn yếu và có đặc tính bò ngang, nếu có thể nhảy và lẩn trốn vào lá nhanh chóng.

Rầy xanh

Nhện đỏ

Nhện đỏ chủ yếu sinh sản đơn tính, có giao phối nhưng không hiệu quả và trứng được đẻ đơn lẻ. Nhện thường tập trung dưới gân chính của mặt dưới lá và cuống lá của cây chè. 

Nhện tạo nên các vết châm nhiều kết hợp thành mảng thâm đen kết hợp cùng các vết nứt ngang nhỏ trên mặt lá. Nếu bị hại thì búi chè trở nên xơ xác, tán lá mỏng dễ bị rụng, cây không thể phát lộc, đặc biệt là trong những tháng khô hạn.

Nhện đỏ

Bệnh phồng lá chè

Bệnh thường phát sinh ở các bộ phận non của cây, bao gồm lá non, lá bánh tẻ, cành non, quả non. Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ có màu xanh trong giọt dầu hoặc màu xanh vàng, chỗ lá sẽ bị bóng lên bất thường. Theo thời gian thì vết bệnh to dần và lõm xuống mặt trên lá, đôi khi phồng lên như mụn bỏng.

Chỗ vết bệnh thường có bao quanh lớp nấm mịn màu xám tro hoặc màu trắng hồng. Khi mô bệnh bị vỡ ra thì có thể héo khô hoặc thối ướt tùy thuộc vào thời tiết hiện tại. 

Vết bệnh thường có kích thước chung khoảng 2-10mm nằm riêng hoặc ở đầu vết lá non. Khi vết phồng lên sẽ làm cho lá dễ bị rụng, nếu trên vị trí gân lá sẽ có hiện tượng nhăn nhúm, dị hình.

Bệnh phồng lá chè

Sâu ăn lá

Sâu ăn lá có cánh nhỏ tương tự hình chữ nhật với rìa cánh có lông dài và cánh có kích thước 10-12 mm. Sâu thường cuốn thành tổ nhỏ để ẩn nấp và gặm phần chất xanh làm khuyết là chè. Lá sẽ rụng dần nếu không hút được chất dinh dưỡng, nếu không có giải pháp phòng chống dịch hại trên cây chè thì khi thu hoạch bị giảm năng suất rõ rệt.

Sâu ăn lá

Bọ cánh tơ

Những búp chè bị hại có biểu hiện cứng, lá dày màu xanh sẫm và có thể bị nhăn hoặc biến dạng bất thường. Chúng sẽ làm giảm chất lượng búp chè, búp chè bị hại dễ bị khô, giòn dễ vỡ vụn. Nếu đem chè đi chế biến sẽ có vị đắng, pha chè nước bị vàng kém xanh hơn.

Nếu để tình trạng chè bị bọ cánh tơ hại nặng thì lá và tôm chè bị rụng sớm. Đối với lá non bị biến dạng, mầm non héo thâm. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất búp chè lứa tiếp theo của nhà vườn. Bệnh cần có giải pháp phòng chống dịch hại trên cây chè nhanh chóng.

Bọ cánh tơ

Giải pháp phòng chống dịch hại trên cây chè hiệu quả

Giai đoạn sau hái lần cuối (3 – 5 ngày)

Rầy xanh 

Rầy xanh trong giai đoạn này sẽ có đặc điểm > 2 con/ búp sót hoặc > 2 con / lần vạch 20cm. Bạn cần sử dụng Yasaki 270SC với liều lượng 15ml/ 16L/ 240m2 hoặc 25ml/ 25L/ 360m2 và phun ướt đều trên mặt lá.

Nhện đỏ 

Nhện đỏ sẽ xuất hiện với mật độ > 10 con/ lá, thuốc dùng phù hợp nhất là Tomuki 50EC. Liều lượng phun thuốc 15ml/ 16L/ 240m2 hoặc 25ml/ 25L/ 360m2. Khi phun chú ý đảm bảo ướt đều bề mặt lá và phun cả phần lá già bị nhện.

Bệnh phồng lá chè 

Bệnh phồng lá chè cần dùng thuốc Tittus super 300EC với liều dùng là 10ml/ 16L/ 240m2 hoặc 15ml/ 25L/ 360m2. Muốn đạt hiệu quả cao khi áp dụng giải pháp phòng chống dịch hại trên cây chè này thì phải phun ướt đều bề mặt lá.

Giai đoạn nứt nanh (sau hái 12 – 14 ngày)

Giai đoạn này chủ yếu quan tâm đến rầy xanh với mật độ > 2 con/ búp còn sót hoặc > 2 con/ lần vạch 20cm. Bạn nên kết hợp Yasaki 270SC + 20ml thuốc có hoạt chất Abamectin theo liều lượng 15ml/ 16L/ 240m2 hoặc 25ml/ 25L/ 360m2. Chú ý phun ướt đều bề mặt lá sẽ có thể tiêu diệt được >95% rầy xanh hiệu quả.

Giai đoạn có lá thật (sau hái lần cuối 20 – 22 ngày)

Rầy xanh, bọ cánh tơ 

Bạn sẽ dùng Yasaki 270SC nếu mật độ sâu hại > 2 con/ búp sót hoặc > 2 con / lần vạch 20cm. Liều lượng dùng thuốc là 15ml/ 16L/ 240m2 hoặc 25ml / 25L/360m2 và phun đều mặt lá.

Trường hợp mật độ sâu hại từ 0.5 – 1 con / búp hoặc > 2 con/ lần vạch 20cm sẽ sử dụng Matoko 50WG. Liều lượng chuẩn là 15gr/ 16L/ 240m2 hoặc 22.5gr/ 25L/ 360m2 và phun ướt đều mặt lá.

Bệnh phồng lá chè

Tiến hành phun phòng Tittus super 300EC với liều lượng 10ml/ 16L/ 240m2 hoặc 15ml/ 25L/ 360m2. Đảm bảo phun ướt đều mặt lá để bệnh không phát sinh, búp chè xanh và bóng.

Giai đoạn trước khi hái 7 – 10 ngày

Trong thời điểm này, rầy xanh và sâu ăn lá sẽ phát triển mạnh mẽ nên cần dùng Matoko 50WG + 20ml thuốc có hoạt chất Abamectin. Liều dùng là 15gr/ 16L/ 240m2 hoặc 22.5gr/ 25L/ 360m2, phun đều mặt lá để diệt sâu hại.

Thông qua bài viết bạn đã có thể định hướng được một số giải pháp phòng chống dịch hại trên cây chè từ tháng 3 – tháng 5hiệu quả nhất. Để mua sản phẩm thì bạn hãy truy cập vào website Bosix https://bosix.com.vn/ để đặt hàng nhanh chóng nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống dịch hại trên cây chè Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm TOMUKI 50EC – 240ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tomuki/

Xem ngay sản phẩm YASAKI 270SC – 15ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/yasaki-270sc-15ml/

Xem ngay sản phẩm YASAKI 270SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/yasaki-270sc/

Xem ngay sản phẩm TITTUS SUPER 300EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tittus-super-300ec/

Xem ngay sản phẩm MATOKO 50WG – 15gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/matoko-50wg-15gram/

Xem ngay sản phẩm MATOKO 50WG – 25gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/matoko-50wg-25gr/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *