Sâu bệnh hại trên cây mía: Đặc điểm và biện pháp điều trị

Trên cây mía thường gặp phải một số loại sâu bệnh hại trên cây phổ biến cần phải có biện pháp phòng ngừa nhanh chóng. Bạn cần cập nhật tình hình bệnh hại để đưa ra cách điều trị bệnh cho cây hiệu quả. Bên dưới là một số thông tin chi tiết về sâu hại trên cây mía mà bạn không nên bỏ qua.

Đặc điểm sâu bệnh hại trên cây mía

Sâu đục thân, bướm trắng, sâu đục ngọn

Sâu đục thân, bướm trắng, sâu đục ngọn thường phát tán mỗi năm phát sinh 6 đợt. Vòng đời của chúng bắt đầu từ trứng, sâu non, nhộng và giai đoạn sâu trưởng thành. 

Đây là sâu bệnh hại trên cây mía phổ biến thường xuất hiện tập trung ở đốt ngọn. Sâu non sẽ bắt đầu đục từ ngọn mía xuống dưới ăn điểm sinh trưởng làm cho ngọn mía bị héo. Những tán lá xung quanh ngọn cây mía sẽ xòe ra không bình thường và đâm chồi bất thường.

Sâu đục thân

Rệp sáp đỏ trên cây mía

Loài sâu bệnh hại trên cây mía này thường phát sinh 6 đến 7 đợt và sinh sản đơn tính. Sâu non diễn ra từ 20 đến 30 ngày và trưởng thành 1 đến 2 tháng, mỗi con cái có thể đẻ được khoảng 200 trứng.

Các loại rệp trưởng thành ít di động, chúng chủ yếu bám vào đốt mía phía trong bẹ lá để hút chất dinh dưỡng. Chất bài tiết mà chúng tiết ra sẽ tạo thành chất đường và tạo ra bệnh muội. Kèm theo đó, chúng còn thu hút nhiều loại kiến ăn mật cùng cộng sinh và phát tán nhanh chóng.

Rệp sáp

Bọ phấn trắng

Các lá non chưa hoàn chỉnh chính là địa điểm thích hợp mà bọ cái sẽ trú ngụ để đẻ trứng. Chúng có thể di chuyển và gây hại trong phạm vi ngắn, chúng được bao phủ bằng một lớp bọc bằng sáp trắng. Lớp phấn này sẽ giúp bảo vệ chúng khỏi những tác động từ bên ngoài, đặc biệt là các loại thuốc trừ sâu. Đây chính là đặc điểm riêng biệt của bọ phấn trắng mà không phải sâu hại nào cũng có.

Bọ phấn trắng

Nhện đỏ trên cây mía

Nhện đỏ thường sẽ sống tập trung ở mặt dưới lá đã chuyển sang màu xanh. Chúng chủ yếu chích hút dịch lá, trái làm cho lá có màu đồng hoặc xám bạc gây hiện tượng da cám. 

Dọc gân lá thường xuất hiện nhiều vết lấm tấm nhỏ, đôi khi đây chính là lớp da cũ mà nhện lột xác để lại. Nhện đỏ thường sẽ phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng, nếu nhìn dưới ánh nắng thì bạn có thể thấy chúng đang di chuyển.

Đặc tính của loài nhện này là sống tập trung thành từng đám xung quanh gân chính hoặc bên cạnh các mép lá. Chúng sẽ sử dụng kìm chích vào lá để hút dịch gây nên các vết chấm nhỏ bằng đầu tăm.

Nhện đỏ

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại trên cây mía

Sâu đục thân, bướm trắng, sâu đục ngọn

Bạn nên quan sát và gắt bỏ các ổ trứng trên lá thu bắt trưởng thành vào thời điểm sáng sớm và tiến hành chặt cây sâu giết sâu non nhộng trong thân cây. Bạn  bón thêm đạm để thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh và tăng sức đề kháng. Bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm thuốc đặc trị sau đây:

  • Bosix Thia New Gold – Goldra 250WG (pha 81gr thuốc/ 120 – 160 lít nước)
  • Bosix Acemi – Sachray 200Wp (pha 15gr thuốc/ 16 – 18 lít nước)

Rệp sáp đỏ

Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại giống mía sạch, nếu kỹ hơn thì bạn nên ngâm trong nước vôi 2 giờ trước khi gieo trồng. Nhà vườn kết hợp bón phân cân đối N-P-K, đảm bảo mật độ trồng thích hợp. Bạn cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch và làm sạch cỏ dại.

Bạn cần lựa chọn các giống mía có sức đề kháng tốt, bố trí mùa vụ không liền kề trong năm, thu hoạch từng vùng đúng kỹ thuật. Nếu bạn phát hiện ổ rệp thì phải thực hiện tiêu diệt ngay từ khi còn là những ổ nhỏ.

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học kèm theo để ngăn ngừa chúng quay lại phá hoại, điển hình là các sản phẩm sau đây:

  • GOLDRA 250WG (12,6gr thuốc/ bình 16 – 18 lít nước)
  • SACHRAY 200WP (30gr thuốc/ bình 16 – 18 lít nước)

Bọ phấn trắng

Bọ phấn trắng được đánh giá là sâu hại đặc biệt nghiêm trọng cho cây mía nên bạn cần định hướng cách phòng trừ có hiệu quả. Bạn nên chú trọng biện pháp canh tác trồng mía ở mật độ thích hợp và không tạo điều kiện cho bọ phấn trắng phát tán.

Bạn có thể cắt bỏ các lá bị hại, đem chôn hoặc đốt nhằm tiêu diệt nguồn gây hại. Bạn cần bóc lá để giúp thông thoáng ruộng mía và hạn chế sự phát triển của bọ phấn trắng. Trường hợp bệnh phát triển nhanh thì bạn có thể chọn IMI GOLD với thành phần Imidacloprid giúp loại bỏ sâu hại hiệu quả.

Nhện đỏ

Để phòng trừ nhện đỏ bạn có thể dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá. Ưu tiên bảo tồn thiên địch để hạn chế được sự bộc phát của nhện đỏ và sử dụng thuốc hóa học để phòng trị. Bosix Quinfen – Naldaphos 350EC chứa thành phần Quinalphos và Fenpropathrin giúp ngăn ngừa nhện đỏ phát tán.

Thông qua bài viết bạn đã có thể cập nhật thêm một số thông tin cơ bản liên quan đến sâu bệnh hại trên cây mía và cách phòng trị. Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc BVTV thì bạn hãy truy cập vào website Bosix https://bosix.com.vn/ nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống sâu bệnh hại trên cây mía tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm Bosix Thia New Gold – Goldra 250WG tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/thia-new-gold-100gr/

Xem ngay sản phẩm IMI GOLD – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/vipespro-150sc-10ml/

Xem ngay sản phẩm GOLDRA 250WG – 12,6gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/goldra-250wg-126gram/

Xem ngay sản phẩm SACHRAY 200WP – 100gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/sachray-200wp-100gram/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro1(20 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro-1-20kg-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro4(10 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro4-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm Bosix Pro6(25 kg) tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/phan-bon-huu-co-bosix-pro6-coming-soon/

Xem ngay sản phẩm KOROMIN 333EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/koromin-333ec/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *