Đặc trưng của bệnh hại và cách tránh các bệnh thường gặp ở bầu bí

Các bệnh thường gặp ở bầu bí thường gây ra thiệt hại nặng nề về năng suất cũng như kinh tế của nhà vườn. Bạn cần nắm được đặc trưng của từng loại bệnh để định hướng cách phòng tránh hiệu quả. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất cây có đảm bảo hay không.

Đặc tính các bệnh thường gặp ở cây bầu bí

Bệnh héo xanh trên cây bầu bí

Bệnh héo xanh phát sinh là do vi khuẩn Erwinia sp. và Pseudomonas sp. gây ra. Cây mắc bệnh thường bị héo rũ trong khi các lá vẫn còn xanh vài ngày trước đó. Nếu cắt ngang gốc thân cây bệnh bạn sẽ phát hiện mạch dẫn bị nâu đen, bóp mạnh sẽ tiết ra chất dịch vi khuẩn có màu trắng đục. Vi khuẩn khi xâm nhập vào rễ cây và dẫn vào mạch dẫn và ngăn chặn quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây.

Bệnh héo xanh trên cây bầu bí

Bệnh thán thư

Bệnh thường do nấm Colletotrichum sp. gây ra, trên lá già thì đốm bệnh lúc đầu là những điểm tròn màu vàng nhạt. Sau đó, chúng dần biến đổi thành màu nâu và có thêm các đường vòng đồng tâm.

Nếu bệnh trên thân cây thì vết bệnh lõm có màu vàng và chuyển thành màu đen theo thời gian dài. Trên mặt xuất hiện các vết lõm có lớp phấn dày màu hồng và bạn có thể quan sát bằng mắt thường. Bệnh này thuộc danh sách các bệnh thường gặp ở cây bầu bí khá nguy hiểm.

Trên trái thì vết bệnh có màu nâu đen, tròn với đường kính khoảng 2-4mm giữa vết bệnh nứt ra và có thêm phấn màu hồng. Bệnh nặng thì vết bệnh hòa vào nhau tạo thành các vết loét ăn sâu vào trong thịt trái nên khó có thể bán ra thị trường.

Bệnh thán thư

Bệnh cháy lá giữa thân và khô đọt

Bệnh cháy lá là một trong các bệnh thường gặp ở cây bầu bí do nấm Phytophthora sp. gây ra với mật độ trồng dày và phát triển mạnh khi trời mưa nhiều. Bệnh gây hại nặng đối với lá, trái và gốc thân hoặc bất kỳ vị trí nào trên lá. Bệnh thường phát triển từ rìa mép lá rồi lan dần vào trong theo thời gian sẽ chuyển sang màu đen và thối nhũn.

Trên trái mắc thường bệnh chỉ gây hại trên trái non làm trái bị thối đen và bị nhũn. Đối với thân cây thì chúng gây hại ở phần cổ rễ, thân bị úng nước mất màu. Những vị trí vết bệnh thường bắt đầu chuyển sang màu nâu đen gây thối cả rễ và hậu quả làm chết cây.

Bệnh cháy lá giữa thân và khô đọt

Bệnh sương mai

Bệnh sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis gây hại lên các bộ phận lá, thân cành và cả trái nhưng chủ yếu vẫn là gây hại lá. Dấu hiệu quả bệnh ban đầu chỉ là những chấm nhỏ không màu hoặc màu xanh nhạt. Nếu để bệnh phát tán thì bắt đầu chuyển qua màu xanh vàng đến nâu nhạt với nhiều hình dáng khác nhau. 

Trên lá nếu bị nhiễm bệnh sẽ có một số đốm nấm mốc màu trắng xám đó là các cành và bào tử phân sinh. Bệnh nặng bắt đầu các vết bệnh hợp lại thành vết lớn, gây rách nứt các mô tế bào bị bệnh. Trường hợp nặng nhất sẽ làm lá bị biến dạng, cây phát triển yếu và bị chết.

Bệnh sương mai

Biện pháp khắc phục các bệnh thường gặp ở cây bầu bí

Bệnh héo xanh 

Bạn cần phải giữ vườn luôn khô thoáng và hạn chế bị đọng nước vì lý do vi khuẩn lây lan nhanh trong điều kiện ẩm ướt. Bạn sẽ tiến hành nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị bệnh nhằm hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn.

Bạn cần phải phun ngừa trước khi cây bị bệnh bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất kháng sinh để ngăn chặn mầm bệnh. Bạn có thể áp dụng các loại thuốc sau đây để phòng ngừa bệnh hại:

  • SANSAI 200WP (38ml thuốc/ bình 18 – 25 lít nước)
  • LINACIN 40SL (20ml thuốc/ bình 12 – 16 lít nước)

Bệnh thán thư

Bạn phải thực hiện xử lý đất trồng thật kỹ trước khi trồng và các loại nấm đối kháng trichoderma để phòng ngừa bệnh lẫn trong đất. Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện nóng ẩm nên bạn cần tìm đúng các loại thuốc đặc trị chuyên dụng, điển hình là:

  • TILGENT 450SC (13,5ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước)
  • TITTUS SUPER 300EC (10ml thuốc/ bình 16 – 18 lít nước)

Bệnh cháy lá

Để phòng bệnh cháy là thì bạn cần phải giữ cho đất luôn khô thoáng và có lỗi thoát nước tốt với độ ẩm vừa phải. Bạn có thể ngăn chặn bệnh bằng các loại thuốc hóa học để ức chế sự gây hại của mầm bệnh. Trong Bosix Fosynium Gold – Sakin – Zai 800MG có chứa hoạt chất Fosetyl – Aluminium giúp điều trị bệnh cháy lá hiệu quả.

Bệnh sương mai

Trước tiên bạn nên tiêu diệt tàn dư thân, lá bệnh và rải vôi sát khuẩn sau khi đã thu hoạch xong. Những ngày mưa nhiều và độ ẩm cao thì bạn cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh nhanh chóng.

Bạn cần tiến hành phun thuốc kịp thời ngay sau khi bệnh xuất hiện với KIMONO.APC 50WG. Liều lượng áp dụng cho cây bầu bí là 50gr thuốc/ 100 – 120 lít nước và phun 600 – 800 lít nước/ ha.

Thông qua bài viết bạn đã có thể cập nhật được các bệnh thường gặp trên cây bầu bí. Nếu bạn muốn mua sản phẩm thì hãy nhanh chóng gọi vào số 0963962066 để được Bosix tư vấn cụ thể nhé.

Bạn có thể tham khảo các loại thuốc phòng chống các bệnh thường gặp trên cây bầu bí tại Bosix – một trong các địa điểm cung cấp phân bón uy tín hiện nay. Cụ thể như sau:

Xem ngay sản phẩm SANSAI 200WP – 38gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/sansai-200wp-38gr/

Xem ngay sản phẩm Bosix Fosynium Gold – Sakin – Zai 800MG tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/bosix-aliete-new-100gr/

Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc/

Xem ngay sản phẩm TILGENT 450SC – 13,5ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tilgent-450sc-135ml/

Xem ngay sản phẩm TITTUS SUPER 300EC – 100ml tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/tittus-super-300ec/

Xem ngazy sản phẩm KIMONO.APC 50WG – 12,6gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kimono-apc-50wg-126gr/

Xem ngay sản phẩm KIMONO.APC 50WG – 50gr tại đây: https://bosix.com.vn/san-pham/kimono-apc-50wg/

Xem thêm các mẫu mộ đá mỹ nghệ đẹp tại https://damynghe35.vn/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *